Tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024

Thứ hai - 01/07/2024 10:44
I. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II/2024 ước tính tăng 8,21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,40%, đóng góp 1,42 điểm % vào mức tăng GRDP quý II; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 14,50%, đóng góp 4,62 điểm %; Khu vực dịch vụ tăng 6,22%, đóng góp 2,01 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,60%. đóng góp 0,16 điểm %.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 7,76% so với cùng kỳ, tăng trưởng kinh tế tỉnh 6 tháng đầu năm đứng thứ 2 vùng Đông Nam bộ và đứng thứ 18 so với cả nước, mức tăng trưởng trên với xu hướng duy trì đà tăng trưởng qua các quý là rất quan trọng và đáng ghi nhận.
tang truong kt
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng năm 2024

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 3,02% so với cùng kỳ, đóng góp 0,90 điểm % vào mức tăng trưởng GRDP. Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản những tháng đầu năm 2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, làm giảm năng suất, sản lượng của các loại cây trồng nói chung và cây hồ tiêu, cây điều chủ lực của tỉnh Bình Phước nói riêng, ước tính năng suất cây điều mùa vụ 2024 đạt 10,50 tạ/ha (-2,89 tạ/ha), sản lượng (-21,58%) so với cùng kỳ và cây tiêu đạt 18,46 tạ/ha (-0,71 tạ/ha), sản lượng (-3,72%) so với cùng kỳ năm 2023. Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm không ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng; sản lượng thịt lợn hơi (+17,7%) so với cùng kỳ, tương ứng sản lượng thịt gà (+11,6%) (trong đó gà Công nghiệp +19,3%). Tuy nhiên, với mức tăng trưởng thấp đã ảnh hưởng đến mức tăng chung của toàn nền kinh tế.

Khu vực công nghiệp và xây dựng 6 tháng đầu năm 2024 tăng 13,93% so với cùng kỳ, đóng góp 4,53 điểm %: Khu vực này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỷ trọng của khu vực 2 luôn duy trì ở mức trên 30% trong tổng cơ cấu GRDP, là một trong những động lực chính cho tăng trưởng, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đã tìm kiếm được đơn hàng mới và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp khai thác khoáng (+12,19%), Công nghiệp chế biến chế tạo (+15,0%), Công nghiệp sản xuất và phân phối điện (+11,94%), Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+7,92%) và Xây dựng (+12,30%). 

Hoạt động xây dựng: Lĩnh vực này chuyển biến khá rõ rệt, trong khi quý I tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm chỉ tăng 11,27% thì quý II tăng lên 13,2% so với cùng kỳ từ đó làm cho lĩnh vực này 6 tháng đầu năm tăng 12,30% đóng góp 0,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung của nền kinh tế, do nhiều công trình xây dựng cơ bản đang đẩy nhanh tiến độ, các công trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn, nâng cấp đô thị đang triển khai quyết liệt và đưa vào sử dụng trong năm 2024. 

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,36% so với cùng kỳ, đóng góp 2,16 điểm % vào mức tăng chung của GRDP, trong đó một số ngành tăng trưởng khá, đóng góp nhiều vào mức tăng trưởng GRDP 6 tháng như: Các hoạt động bán lẻ và dịch vụ, hoạt động tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại phục hồi đà tăng trưởng nhất là trong quý I/2024, góp phần nâng cao giá trị thương mại và lưu chuyển hàng hóa, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua sắm của người dân, đặc biệt là ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (+10,25%) so cùng kỳ; dịch vụ lưu trú và ăn uống (+2,46%); vận tải kho bãi (+1,37%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (+0,44%); vui chơi và giải trí (+0,57%)… Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 33,56% trong GRDP. Tuy nhiên với mức tăng trưởng 6,36% đã ảnh hưởng đến mức tăng chung của toàn nền kinh tế tỉnh.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 4,76% (quý I tăng 4,92%, quý II tăng 4,60%) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 0,18 điểm % mức tăng GRDP chung. 

Quy mô nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm theo giá hiện hành ước đạt 51.689,89 tỷ đồng, tăng 60.31,41 tỷ đồng (+13,21%) so với năm 2023. Trong đó khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 11.778,16 tỷ đồng; khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 21.776,63 tỷ đồng; khu vực dịch vụ đạt 16.339,63 tỷ đồng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 1.798,48 tỷ đồng.

Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2024 theo giá hiện hành: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,79%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 42,12% (trong đó công nghiệp chiếm 37,41%) và khu vực dịch vụ chiếm 31,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,48% (tương ứng năm 2023 là 23,07%; 40,07%; 33,20 và 3,66%). 

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ra trong điều kiện nắng nóng kéo dài đã làm giảm năng suất, sản lượng của các loại cây trồng so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển, dịch bệnh được kiểm soát, giá thịt lợn hơi có xu hướng tăng trong quý II góp phần giảm bớt áp lực về chi phí, tạo động lực các hộ chăn nuôi mở rộng đàn. Hoạt động trồng rừng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện.

2.1. Nông nghiệp

a. Trồng trọt 

Tính đến ngày 15/6/2024, tình hình sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh ước gieo trồng được 15.805 ha, giảm 2,01% (-325 ha) so cùng kỳ. Trong đó, cây lúa đạt 6.390 ha, tăng 0,71% (+45 ha); cây bắp ước đạt 1.297 ha, tăng 0,39% (+5 ha); khoai lang 57 ha, tăng 58,62% (+34 ha); khoai mỳ 4.169 ha, giảm 3,16% (-136 ha); cây mía 85 ha, giảm 3,41% (-3 ha); rau các loại 1.882 ha, giảm 14,14% (-310 ha); đậu các loại 45 ha, giảm 10% (-5 ha) so cùng kỳ năm trước.

Sơ bộ vụ Đông xuân 2023-2024 toàn tỉnh gieo trồng được 5.625 ha, giảm 0,53% (-30 ha) so với chính thức vụ Đông xuân năm 2022-2023. Trong đó: Cây lúa gieo trồng được 2.894 ha, tăng 2,60% (+73 ha), năng suất ước đạt 39,72 tạ/ha, giảm 3,27% (-1,34 tạ/ha), sản lượng ước đạt 11.497 tấn, giảm 0,76% (-88 tấn); Cây ngô gieo trồng được 443 ha, tăng 38,44% (+123 ha), năng suất ước đạt 44,60 tạ/ha, giảm 0,04% (-0,03 tạ/ha), sản lượng ước đạt 1.976 tấn, tăng 38,38% (+548 tấn). Diện tích cây lúa và cây ngô tăng do giá hai loại cây này tăng người dân chú trọng đầu tư thâm canh; năng suất lúa, ngô giảm do nắng hạn kéo dài; sản lượng ngô tăng do diện tích tăng; Khoai lang gieo trồng được 57 ha, tăng 2,47 lần (+35 ha), năng suất ước đạt 50,88 tạ/ha, giảm 8.58% (-4,77 tạ/ha), sản lượng ước đạt 290 tấn, tăng 2,26 lần (+162 tấn); Rau các loại 1.125 ha, giảm 12,21% (-156 ha), năng suất ước đạt 79,10 tạ/ha, giảm 5,25% (-4,39 tạ/ha), sản lượng ước đạt 8.898 tấn, giảm 16,82% (-1.799 tấn); Đậu các loại gieo trồng được 36 ha, giảm 13,46% (-6 ha), năng suất ước đạt 8,05 tạ/ha, giảm 25,87% (-2,81 tạ/ha), sản lượng ước đạt 29 tấn, giảm 35,85% (-16 tấn) so với cùng kỳ. 
nong nghiep
Diện tích gieo trồng cây hàng năm 6 tháng đầu năm, năm 2024 (so với cùng kỳ)

Diện tích cây trồng hàng năm không mang lại hiệu quả hoặc hiệu quả không cao được chuyển sang cây trồng khác cho giá trị kinh tế cao hơn.

Trên cơ sở lịch thời vụ, cơ cấu giống vụ Mùa 2024, kết hợp với tình hình sinh vật gây hại thường phát sinh trên lúa vụ Mùa trong những năm gần đây và tình hình sinh vật hại chuyển vụ, các cơ quan chuyên môn dự kiến một số đối tượng sinh vật hại chính sẽ phát sinh trong vụ Mùa 2024 như sau: chuột, bọ trĩ, sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ… Trong từng đợt phát sinh gây hại của từng đối tượng, cơ quan chuyên môn sẽ có thông báo và hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng trừ kịp thời. Các địa phương cần chủ động và phối hợp tổ chức phòng trừ kịp thời các đối tượng sinh vật hại để bảo vệ an toàn cho sản xuất.

Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 438.036 ha, giảm 0,26% (-1.146 ha) so với cùng kỳ năm trước. 

Cây ăn quả các loại 17.373 ha, chiếm 3,97% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 20,45% (+2.950 ha) so với cùng kỳ. Trong đó: Cây xoài hiện hiện có 415 ha, tăng 5,38% (+21 ha); cây chuối hiện có 2.005 ha, tăng 26,81% (+424 ha); cây bưởi hiện có 1.483 ha, tăng 2,43% (+25 ha). Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn kém hiệu quả sang trồng một số loại cây ăn quả, điển hình là cây chuối, bưởi da xanh. Việc chuyển đổi này giúp người nông dân cải thiện kinh tế, tạo thêm việc làm và tận dụng quỹ đất hiện tại. Cùng với đó, việc vận động và hướng dẫn người dân mạnh dạn tham gia trồng các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao nhằm phát triển các mô hình kinh tế nông nghiệp.

Cây công nghiệp lâu năm chủ lực của tỉnh ước thực hiện 420.263 ha, chiếm 95,94%, giảm 0,97% (-4.110 ha) so với cùng kỳ năm 2023. Chia ra: Cây điều hiện có 149.150 ha, giảm 1,80% (-2.728 ha), sản lượng ước 153.113 tấn, giảm 21,58% (-42.144 tấn); cây hồ tiêu hiện có 12.450 ha, giảm 8,50% (-1.157 ha), sản lượng ước 22.616 tấn, giảm 3,72% (-874 tấn); cây cao su hiện hiện có 244.650 ha, giảm 0,11 (-275 ha), sản lượng thu ước đạt 99.587 tấn, tăng 2,32% (+2.153 tấn); cây cà phê hiện hiện có 14.013 ha, tăng 0,36% (+50 ha). Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm giảm năng suất, sản lượng của các loại cây trồng nói chung và cây tiêu và cây điều chủ lực của tỉnh Bình Phước nói riêng. 

Về giá bán các sản phẩm trong tháng 6/2024 như sau: Mủ cao su sơ chế 36.210 đồng/kg, cà phê nhân 67.429 đồng/kg, hạt điều khô 33.809 đồng/kg, hạt tiêu khô 126.806 đồng/kg.

Công tác bảo vệ thực vật vẫn được các cấp, các ngành duy trì theo dõi diễn biến dịch bệnh và xử lý kịp thời khi có phát sinh trên cây trồng do đó tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng đều ở mức độ nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.  

b. Chăn nuôi 

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định, các cơ quan chức năng tăng cường triển khai kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không có dịch bệnh lớn xảy ra.

Nhìn chung chăn nuôi trâu, bò, gà, vịt có xu hướng tăng so với cùng kỳ. Ước tính đến ngày 15/6/2024, tổng đàn gia súc trên địa bàn tỉnh đạt 1.132,66 nghìn con, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đàn trâu đạt 12,08 nghìn con, giảm 2,82%; đàn bò đạt 40,52 nghìn con, tăng 0,78%; đàn lợn đạt 2.080,06 nghìn con, tăng 10,55% so với cùng kỳ năm trước. 

Đàn gia cầm phát triển tốt do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gia cầm tăng, giá bán các sản phẩm gia cầm được ổn định, mức có lãi cho người chăn nuôi, ước tính 6 tháng đầu năm 2024, đàn gia cầm đạt 10.289 nghìn con, tăng 9,31%. Trong đó: đàn gà 9.901 nghìn con, tăng 9,19% so với cùng kỳ năm 2023.

Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 721 tấn, tăng 1,69% so với cùng kỳ năm trước; thịt bò đạt 1.702 tấn, tăng 2,72%; thịt lợn đạt 152,36 nghìn tấn, tăng 18,97%; thịt gia cầm đạt 47,67 nghìn tấn, tăng 11,58% (trong đó gà 47,52 nghìn tấn, tăng 11,59%); Sản lượng, sản phẩm không qua giết mổ của đàn gia cầm cũng đã đóng góp vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và là nguồn cung cấp trứng cho nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh. Ước tính sản lượng trứng gia cầm đạt 183,39 triệu quả, giảm 4,40% (trứng gà 180,42 triệu quả, giảm 4,63%) do số lượng gia cầm nuôi lấy trứng giảm tập trung vào nuôi lấy thịt nhiều hơn.

Toàn tỉnh vẫn duy trì 88 trại gia cầm (80 trại gà và 8 trại vịt) có 59 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (chiếm 67% số trại gia cầm), còn lại là trại hở, bán nuôi thả. Các trại gia cầm chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Emivest, Vietswan, Sunjin, Japfa.
chan nuoi
Sản phẩm chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ)

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm. Ngành thú y đang khẩn trương tổ chức triển khai tiêm phòng đại trà, theo chiến dịch, thường xuyên rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung, bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi trên địa bàn theo các chương trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành. Tổ chức hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi heo trên địa bàn thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Đến nay tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc và gia cầm tương đối ổn định, góp phần phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Các loại dịch bệnh như Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, bệnh Dại động vật, Dịch tả lợn cổ điển, Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn…không phát sinh. 

2.2. Lâm nghiệp 

Tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật, cháy rừng. Tiếp tục thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và sử dụng đất lâm nghiệp. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra trên toàn bộ diện tích rừng tại các khu vực trọng điểm. Trong tháng, không có trường hợp chặt phá, lấn chiếm, khai thác trái phép xảy ra.

Về trồng rừng: Trong tháng tỉnh Bình Phước không phát sinh diện tích rừng trồng mới tập trung. 

Về khai thác: Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong tháng toàn tỉnh ước tính khai thác được 15.296 m3 gỗ (+4.242 m3) so với cùng kỳ, luỹ kế gỗ khai thác ước đạt 46.853 m3 gỗ, tăng 14,38% (+5.950 m3). Lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 2.887 Ste (+299 Ste), lũy kế củi ước đạt 8.454 Ste, tăng 8,54% (+629 Ste). Nguyên nhân sản lượng củi và gỗ tăng mạnh là do công ty Hải Vương đóng trên địa bàn huyện Hớn Quản khai thác nhiều từ rừng trồng (công ty này chuyên trồng cây lâm nghiệp và khai thác cây từ rừng trồng).

Công tác quản lý bảo vệ rừng: Trong tháng trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra 01 vụ cháy rừng. Lũy kế trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra 09 vụ cháy rừng với diện tích nhỏ (cháy thực bì dưới tán), các ngành chức năng đã kịp thời phát hiện và dập tắt các vụ cháy không gây thiệt hại về người và tài sản nên mức độ thiệt hại không đáng kể.

Bên cạnh đó, thực hiện Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng và nhằm chủ động triển khai có hiệu quả Phương án PCCCR trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, phát hiện sớm cháy rừng và tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời hạn chế thấp nhất thiệt hại rừng.

2.3. Thủy sản 

Tiếp tục tổ chức hướng dẫn các cơ sở và hộ nuôi trồng thuỷ sản thực hiện vệ sinh ao hồ và các qui trình nuôi thả đúng quy định. 

Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 1.104 ha, bằng 99,90% so với cùng kỳ; Sản lượng thuỷ sản trong tháng 6 toàn tỉnh ước thu hoạch được 174 tấn (-11 tấn) so với cùng kỳ, lũy kế sản lượng thủy sản ước đạt 1.016 tấn, giảm 3,51% (-37 tấn). Chia ra: Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trong tháng thu được 18 tấn, giảm 21,74% (-5 tấn), lũy kế sản lượng khai thác tự nhiên đạt 125 tấn, giảm 10,07% (-14 tấn); sản lượng thủy sản nuôi trồng trong tháng thu được 156 tấn, giảm 3,70% (-6 tấn), lũy kế sản lượng nuôi trồng đạt 891 tấn, giảm 2,52% (-22 tấn) so với cùng kỳ năm 2023. 

Tính đến nay, tình hình dịch bệnh trong nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa xảy ra.

Nhìn chung lĩnh vực thủy sản tỉnh Bình Phước có xu hướng ngày càng giảm về diện tích do đô thị hóa nhanh, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh phân bố không đồng đều, phần lớn diện tích nuôi trồng nhỏ, lẻ. Nuôi trồng thủy sản để tự tiêu là chính, không có diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh, ít có diện tích nuôi lớn mang tính sản xuất hàng hóa nên hàng năm hiệu qủa thu được trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản là không cao. 

2.4. Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới

Số huyện, thị xã, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới/huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới: 03/11 huyện (thành phố Đồng Xoài, thị xã Phước Long và thị xã Bình Long).

Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 73/86 xã; Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: 21/86 xã. 

Đối với 07 xã phấn đấu về đích 2023: Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, rà soát của các xã cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; hiện nay các sở, ngành đã tiến hành thẩm định 6/7 xã và đang làm báo cáo gửi về văn phòng điều phối nông thôn tỉnh tổng hợp kết quả.

Đối với 06 xã phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2023: Trên cơ sở kết quả tự đánh giá, rà soát của các xã cơ bản đạt 20/20 tiêu chí; hiện nay các sở, ngành đã tiến hành thẩm định 5/6 xã đang làm báo cáo gửi về văn phòng điều phối nông thôn tỉnh tổng hợp kết quả.

Đối với 13 xã phấn đấu về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao năm 2024: Công tác xây dựng nông thôn mới tại 13 xã phấn đấu về đích nông thôn mới năm 2024 đang được tăng cường củng cố và giữ vững các tiêu chí đã đạt đồng thời tiếp tục triến khai đầu tư xây dựng hạ tầng để bảo đảm đạt các tiêu chí còn lại theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bình Phước.

3. Công nghiệp và xây dựng 

Khu vực công nghiệp, xây dựng tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Mức tăng đã thể hiện tinh thần quyết tâm, nỗ lực vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp và các hộ kinh doanh; sự hỗ trợ tích cực, đầy trách nhiệm của các cấp, ngành nhằm giúp các thành phần kinh tế vượt qua khó khăn, ổn định phát triển.

3.1. Lĩnh vực công nghiệp 

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 6 năm 2024 ước tính tăng 1,08% so tháng trước và tăng 18,72% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 5,38% so với tháng trước, tăng 18,70% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,85%, tăng 18,93%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,15%, tăng 11,60%; Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,42%, tăng 29,34%. 

Nhóm các ngành đều có chỉ số sản xuất tăng so với tháng trước, trong đó: Sản xuất trang phục (+40,63%); Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (+12,04%); Sản xuất xe có động cơ (+18,08%); In, sao chép bản ghi các loại (+10,98%); Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (+8,42%); Sản xuất đồ uống (+7,50%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (+6,31%); Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (+3,47%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (+5,15%)...
chi so IIP
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ)

Tính riêng quý II năm 2024, IIP toàn ngành công nghiệp tăng 17,18% so với cùng kỳ năm 2023 và toàn bộ 4 nhóm ngành công nghiệp cấp 1 đều đạt tốc độ tăng khá cao. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng (+12,63%); công nghiệp chế biến, chế tạo (+17,53%); sản xuất và phân phối điện (+12,11%); cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+7,01%) so với cùng kỳ. Sự phục hồi tích cực ở một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong quý II đã góp phần thu hẹp mức giảm chung của toàn ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 16,53% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 11,30% so với cùng kỳ; tương ứng: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,94%; Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,55%; Công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,54%. 

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Một số doanh nghiệp ký kết được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm đã góp phần thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đây cũng là một trong những tín hiệu khả quan giúp ngành công nghiệp khôi phục lại năng lực sản xuất. Một số ngành hàng tăng cao so với cùng kỳ năm 2023 có thể kể đến như: Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất (+4,53 lần); Sản xuất xe có động cơ (+2,13 lần); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (+30,33%); In, sao chép bản ghi các loại (+29,82%); Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (+28,44%); Sản xuất kim loại (+25,40%); Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (+20,47%); Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (+ 21,51%)...Ở chiều ngược lại, vẫn còn nhiều ngành chưa thể phục hồi, điển hình như ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (-4,74%); Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (-4,26%)…

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng 6 có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, góp phần thu hẹp mức giảm của chỉ số IIP phải kể đến như: Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) (+5,14 lần); Tủ bằng gỗ khác (trừ tủ bếp) (+2,05 lần); Quần áo lót cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc (+90,48%); Thiết bị tín hiệu âm thanh khác (+67,17%); Dịch vụ sắp chữ in (khuôn in) hoặc trục lăn và các phương tiện truyền thông đại chúng dùng trong in (+41,64%); Dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại (+28,29%); Hạt điều khô (+26,78%)... Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều mặt hàng chủ lực gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: Bàn bằng gỗ các lọai (-50,43%); Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt) (-20,83%); Thức ăn cho gia cầm (-14,93%)… 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 nhiều sản phẩm công nghiệp có khối lượng tăng vượt trội so với cùng kỳ, nhờ mở rộng và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, một số doanh nghiệp đã tăng tốc sản xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu đơn hàng ký kết, góp phần tăng trưởng của chỉ số IIP trên địa bàn tỉnh như: Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) (+2,88 lần); Tủ bằng gỗ khác (trừ tủ bếp) (+4,75 lần); Thiết bị tín hiệu âm thanh khác (+2,13 lần)... Ở chiều ngược lại, nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Vải dệt nổi vòng, vải sonin từ sợi nhân tạo (-51,61%); Dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự (-40,75); Thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa (-18,54%) …

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tháng 6 tăng 38,43% so với tháng trước và tăng 54,22 lần so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế tăng 78,39% so với cùng kỳ, trong đó các nhóm ngành đạt mức tiêu thụ cao phải kể đến như: Sản xuất xe có động cơ (+2,01 lần); Sản xuất chế biến thực phẩm (+31,44%); Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện (+17,27) ... Một số ngành chỉ số tiêu thụ giảm sâu, tác động đến chỉ số chung như: Dệt giảm 44,55%; Công nghiệp chế biến, chế tạo khác (-13,23%); Sản xuất trang phục (19,79%)…

Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp tháng 6 năm 2024 tăng 4,67% so với tháng trước và tăng 7,57% so cùng kỳ năm 2023, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,33% và 0,60%; Lao động doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,60% và 0,03; Lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 5,47% và 9,14%. Xét theo ngành cấp I: ngành công nghiệp khai khoáng không tăng 2,13% và 17,07% so với cùng kỳ; tương ứng: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,92% và 8,00%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí bằng so với tháng trước, giảm 0,45%; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải bằng so với tháng trước, giảm 3,85%. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sử dụng lao động giảm 3,21% so với cùng kỳ, riêng ngành khai khoáng có chỉ số sử dụng lao động tăng so với cùng kỳ (+18,64%), góp phần kìm hãm mức giảm chung của toàn ngành. Các nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đều có giảm lần lượt (-3,38%); (-0,62%) và (-4,29%) so với cùng kỳ năm 2023.

3.2. Lĩnh vực xây dựng

Trong quý II, cùng với công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, Tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các nhà thầu, các đơn vị thi công tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành quý II ước đạt 4.478,60 tỷ đồng, tăng 15,88% so với quý trước và tăng 10,84% so với cùng kỳ. Trong đó: Doanh nghiệp nhà nước ước đạt 10,07 tỷ đồng; Doanh nghiệp ngoài nhà nước ước đạt 2.298,77 tỷ đồng, tăng 17,03% so với quý trước và giảm 4,15% so với cùng kỳ; Loại hình khác ước đạt 1.653,24 tỷ đồng, tăng 16,67% so với quý trước và tăng 5,09% so với cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, giá trị xây dựng ước đạt 8.343,59 tỷ đồng, tăng 9,57%. Nguyên nhân là do tỉnh nhà tiếp tục đầu tư mở rộng, xây dựng đường xá, hạ tầng kỹ thuật nhằm kết nối các đô thị, các khu công nghiệp, nâng cấp, mở rộng trường học, bệnh viện, các dự án thoát nước, xử lý nước thải; công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở tiếp tục triển khai có hiệu quả, góp phần phát triển đô thị theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng đời sống của người. 

Đặc biệt tăng đột biến ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài do: Do có nhiều dự án nhà xưởng lớn đang xây dựng mới như: dự án nhà máy sản xuất xăm lốp của công ty Haohua (Việt Nam); dự án nhà máy sản xuất thức ăn gia súc gia cầm của công ty TNHH Hải Long Bình Phước; dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm nước xả vải đậm đặc, nước giặt, xà phòng, chất tẩy rửa và chế phẩm vệ sinh của công ty TNHH I.P PNE (Việt Nam), …

4. Về đăng ký doanh nghiệp 

Trong tháng 6/2024 có 108 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 844,714 tỷ đồng; 31 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động, 11 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn là 70,950 tỷ đồng và 31 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 toàn tỉnh có 544 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 9.521,224 tỷ đồng; 192 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động; 60 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn là 789,905 tỷ đồng; 426 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

5. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ

5.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Phước tiếp tục được thúc đẩy với nhiều chương trình kích cầu thương mại được triển khai. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 6/2024 ước đạt 7.259,32 tỷ đồng, tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 11,66% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 42.737,15 tỷ đồng, tăng 12,87% so với cùng kỳ. Trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 13,21%, dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 9,81%, doanh thu du lịch lữ hành tăng 46,17% và dịch vụ khác tăng 12,87% so với cùng ký năm trước.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa: Tổng mức bán lẻ tháng 6/2024 ước đạt 5.940,08 tỷ đồng, tăng 0,93% so với tháng trước và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm hoạt động bán lẻ hàng hóa ước đạt 34.966,41 tỷ đồng, tăng 13,21% so với cùng kỳ năm trước. Trong 12/12 nhóm hàng hầu hết đều tăng so với tháng trước và so cùng kỳ năm 2023. Một số nhóm hàng có doanh thu tăng khá cao so với cùng kỳ như: Doanh thu dịch vụ sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ (+17,20%); lương thực, thực phẩm (+15,61%); Ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) (+15,54%); Hàng hóa khác (+13,70%); Xăng, dầu các loại (+11,95%)…

Dịch vụ lưu trú, ăn uống: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 6 năm 2024 ước đạt 668,87 tỷ đồng, tăng 1,13% so với tháng trước, tăng 10,13% so với cùng kỳ. Lũy kế doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 3.920,53 tỷ đồng, tăng 9,81% so với cùng kỳ, trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 139,54 tỷ đồng, tăng 10,02%; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.780,99 tỷ đồng, tăng 10,13% so với cùng kỳ.

Du lịch lữ hành: Doanh thu du lịch lữ hành tháng 6 năm 2024 ước đạt 2,10 tỷ đồng, tăng 4,02% so với tháng trước, tăng 53,01% so với cùng kỳ. Lũy kế ước đạt 11,46 tỷ đồng, tăng 46,17% so với cùng kỳ năm trước.

Dịch vụ khác: Doanh thu dịch vụ khác tháng 6 năm 2024 ước đạt 648,27 tỷ đồng, tăng 0,54% so với tháng trước, tăng 8,66% so với cùng kỳ. Lũy kế ước đạt 3.839,06 tỷ đồng, tăng 12,87% so cùng kỳ năm 2023.
tong muc
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụtiêu dùng 6 tháng đầu năm 2024
(So với cùng kỳ năm trước)

 
5.2. Hoạt động vận tải; bưu chính và chuyển phát

Hoạt động vận tải tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực cả về vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa. Tổng doanh thu tháng 6/2024 tăng 1,56% so với tháng trước và tăng 16,27% so với cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu vận tải và bưu chính chuyển phát tăng 19,64%.

Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 6/2024 ước đạt 269,45 tỷ đồng, tăng 1,56% so với tháng trước và tăng 16,27% so với cùng kỳ . Tính chung 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 1.583,41 tỷ đồng, tăng 19,64% so với cùng kỳ. Cụ thể: Vận tải hành khách ước đạt 897,49 tỷ đồng, tăng 17,42%; vận tải hàng hóa ước đạt 629,16 tỷ đồng, tăng 22,73%; dịch vụ kho bãi và hỗ trợ vận tải ước đạt 21,64 tỷ đồng, tăng 15,13%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 35,12 tỷ đồng, tăng 26,83% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động bưu chính và chuyển phát cơ bản ổn định, tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng.
van tai
Hoạt động vận tải 6 tháng đầu năm 2024 (So với cùng kỳ năm trước)

Vận tải hành khách: Trong tháng 6/2024, số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 616,09 nghìn hành khách, tăng 1,31% so với tháng trước và tăng 8,85% so với cùng kỳ; Số lượt hành khách luân chuyển ước tính đạt 137,59 triệu hành khách.km, tăng 1,21% và tăng 13,64%. Lũy kế số lượt hành khách vận chuyển ước tính đạt 3.676,34 nghìn hành khách, tăng 8,13%; Số lượt hành khách luân chuyển 810,82 triệu hành khách.km, tăng 11,49% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 6/2024 ước đạt 188,10 nghìn tấn, tăng 1,69% so với tháng trước và tăng 13,51% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 27,71 triệu tấn.km, tăng 1,77% và tăng 21,98%. Lũy kế khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.080,20 nghìn tấn, tăng 18,18% so với cùng kỳ năm trước; Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 158.13 triệu tấn.km, tăng 26,09%.

Xét theo ngành vận tải, hoạt động vận tải trong 6 tháng đầu năm 2024 có tốc độ tăng tích cực so với cùng kỳ năm trước. 

6. Giá cả thị trường

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, giá nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng và áp dụng quyết định điều chỉnh giá bán điện theo quy định của nhà nước là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tỉnh Bình Phước tháng 6/2024 tăng 0,01% so với tháng trước, tăng 1,99% so với tháng 12/2023 và tăng 3,41% so với cùng kỳ năm trước. 

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý II/2024 tăng 3,77% so với quý II/2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 , CPI tăng 3,86% so với cùng kỳ.

Trong mức tăng 0,01% của CPI tháng 6/2024 so với tháng trước thì chỉ số giá tiêu dùng của 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 05/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 04/11 nhóm có giá giảm và 02/11 nhóm có giá bình ổn so với tháng 5/2024.

(1). Năm nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước bao gồm:

+ Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,73%, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng sau: thực phẩm (+1,23%), Giá thịt gia súc (+3,23%) so với tháng trước, trong đó thịt lợn (+4,13%), Giá thịt gia cầm (+1,23%); Giá rau tươi, khô và chế biến (+0,87%); Giá quả tươi, chế biến (+0,23%). Một số mặt hàng lương thực, thực phẩm có giá tăng, trong đó giá thịt heo tăng là yếu tố quyết định sự tăng giá nhóm hàng thực phẩm. Các khoản chi phí đầu vào tăng nên nhiều hàng quán phải tăng giá thành để bù đắp chi phí dẫn đến nhóm ăn uống ngoài gia đình (+0,18%).

+ Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,34% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nước uống giải khát tăng, cụ thể: Giá nước khoáng và nước có ga (+1,23%); rượu các loại (+0,26%); bia các loại (+0,14%).

+ Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14% do nhiều cửa hàng, điện máy xanh tiếp tục tung các chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm của người dân. Trong đó, tủ lạnh (+0,53%) so với tháng trước; đồ điện (+0,04%); đồ dùng nấu ăn (+0,90%); giường, tủ, bàn, ghế (+0,05%); hàng dệt trong nhà (+0,18%); xà phòng và chất tẩy rửa (+0,25%).

+ Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,19%, trong đó giá thiết bị văn hoá tăng 0,92%; vật phẩm văn hoá (+0,14%); sách, báo, tạp chí các loại (+1,88%) do chi phí sản xuất tăng. 

+ Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,07% tập trung chủ yếu ở giá đồ dùng cá nhân (+0,32%), trong đó giá hàng chăm sóc cơ thể (+0,67%) do nguyên liệu sản xuất tăng.

(2). Bốn nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm:

+ Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,14% do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh thực hiện nhiều chương trình khuyến mại kích cầu mua sắm đầu mùa hè. Trong đó, vải các loại (-0,85%); giá quần áo may sẵn (-0,07%); giày dép (-0,35%). Ngược lại, giá may mặc khác (+0,23%); mũ nón (+0,62%) do giá nguyên liệu đầu vào và giá nhân công tăng.

+ Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,17% so với tháng trước. Diễn biến giá một số mặt hàng trong nhóm như sau: Giá điện sinh hoạt (-1,11%) do trong tháng 5 xuất hiện các cơn mưa đầu mùa, mưa nhiều và diễn ra trên diện rộng, nên tình hình sử dụng điện giảm lại, nhu cầu tiêu dùng giảm; Giá gas (-0,80%) do từ ngày 01/6/2024 giá gas trong nước điều chỉnh giảm 3.400 đồng/bình 12 kg. Nguyên nhân giảm giá lần này do hợp đồng giá gas thế giới bình quân tháng 6 ở mức 572,5 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với tháng 5 nên Tổng Công ty Gas Petrolimex thực hiện điều chỉnh theo mức giảm tương ứng; Giá dầu hỏa (-0,43%) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá vào ngày 06/6/2024, 13/6/2024 và 20/6/2024. Ở chiều ngược lại: Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở (+0,71%) do giá cát, thép tăng cao theo nhu cầu xây dựng tăng; Giá nước sinh hoạt (+0,26%).

+ Nhóm giao thông giảm 2,53% do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng, giảm vào ngày 06/6/2023, 13/6/2023 và 20/6/2023 làm cho chỉ số giá nhóm xăng, dầu (-5,87%) làm CPI chung giảm 0,22% kéo theo giá dịch vụ giao thông công cộng (-0,09%) để kích cầu khách hàng. Ở chiều ngược, lại giá phụ tùng (+1,22%); bảo dưỡng phương tiện đi lại (+0,19%); dịch vụ khác đối với phương tiện (+0,46%) nguyên nhân do chi phí nhân công tăng. 

+ Nhóm giáo dục giảm 0,37% trong đó giá sách giáo khoa (-2,07%). Nguyên nhân chủ yếu do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa có thông tin chính thức về việc giảm giá sách giáo khoa biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 năm học 2024-2025. Nhằm thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí để giảm giá sách giáo khoa, hỗ trợ người tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

(3). Trong tháng 6/2024, nhóm có chỉ số giá tiêu dùng không biến động so với tháng trước: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; Nhóm bưu chính viễn thông; Nhóm giáo dục.

Chỉ số giá bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 3,86% so với bình quân cùng kỳ năm trước, trong đó 9/11 nhóm hàng có CPI tăng: Văn hóa, giải trí và du lịch (+1,12%); nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+4,44%); thiết bị và đồ dùng gia đình (+3,94%); nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (+5,00%); thuốc và dịch vụ y tế (+8,11%); hàng hóa và dịch vụ khác (+9,58%); Giáo dục (+0,43%); bưu chính viễn thông (+0,20%); giao thông (+3,80%). Có 02/11 nhóm hàng CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2024 giảm so với bình quân cùng kỳ: đồ uống và thuốc lá (-0,23%); may mặc, mũ nón, giày dép (-0,82%).
chi so gia
CPI tháng 6 và bình quân 6 tháng đầu năm 2024

- Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước biến động giảm theo giá vàng thế giới. Nguyên nhân do nhà đầu tư bán ra sau khi giá đã tăng gần đây và lo ngại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không giảm lãi suất. Tính đến ngày 23/6/2024, giá vàng nhẫn tăng xoay quanh mốc 7.479 ngàn đồng/chỉ vàng 9999 (-0,04%) so với tháng trước và (+33,67%) so với năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 chỉ số giá vàng (+24,47%) so với cùng kỳ.

Giá đô la trong nước biến động giảm theo giá đô thế giới. Giá giá đồng USD bình quân ở thị trường tự do đến ngày 23/6/2024 ở mức 25.364 VND/USD. Đồng đô la Mỹ tháng này giảm so với tháng trước, chỉ số tháng này là 99,61% (-0,39%) so với tháng trước và (+7,20%) so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024 chỉ số giá đô la Mỹ (+5,45%) so với cùng kỳ. 

7. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ, do hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn đã và đang dần lấy lại đà tăng trưởng; đồng thời, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan, công tác chống thất thu ngân sách đã được triển khai và thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả.

7.1. Tài chính

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn:

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 5.355 tỷ đồng, đạt 42,03% dự toán HĐND tỉnh thông qua và tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thu nội địa 4.944,01 tỷ đồng, đạt 42% dự toán và tăng 8,23% so với cùng kỳ; thu từ hải quan 659,79 tỷ đồng, đạt 51,47% và tăng 2,03%. 

Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 6 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 399 tỷ đồng, đạt 41,13% dự toán năm và giảm 14,72% so với cùng kỳ năm 2023; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 345 tỷ đồng, đạt 38,91% và tăng 39,88%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1.342 tỷ đồng, đạt 65,46% và tăng 40,10%; thuế thu nhập cá nhân 520 nghìn tỷ đồng, đạt 60,47% và tăng 3,75%; thu phí và lệ phí 80 tỷ đồng, đạt 53,33% và tăng 0,67%; thu tiền sử dụng đất 372 tỷ đồng, đạt 11,07% và giảm 42,14%; thu lệ phí trước bạ 135 tỷ đồng, đạt 39,71% và giảm 25,39% so với cùng kỳ năm trước; 

- Chi ngân sách nhà nước địa phương:

Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024 ước thực hiện 7.893 tỷ đồng, đạt 47,21% HĐND tỉnh thông qua và tăng 10,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.405 tỷ đồng, đạt 60,48% dự toán và giảm 17,94% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 4.479 tỷ đồng, đạt 51,07% và tăng 50,32% so cùng kỳ năm trước. 

Một số lĩnh vực chi chủ yếu trong chi thường xuyên ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 2024: Chi giáo dục, đào tạo và dạy nghề ước thực hiện 1.877 tỷ đồng, đạt 52,20% dự toán và tăng 45,40% so với cùng kỳ năm trước; chi các hoạt động kinh tế 800 tỷ đồng, đạt 40% và tăng 3,17 lần; chi bảo vệ môi trường 45 tỷ đồng, đạt 50% và tăng 3,83 lần; chi đảm bảo xã hội 200 tỷ đồng, đạt 45,18% và tăng 65,10%; chi quản lý hành chính 793 tỷ đồng, đạt 60,54% và tăng 15,12%; chi sự nghiệp y tế 356 tỷ đồng, đạt 50% và tăng 20,65% so với cùng kỳ năm trước.

7.2. Ngân hàng

Tình hình thực hiện lãi suất: Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nên kinh tế; đồng thời, tiếp tục khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. NHNN đã yêu cầu các TCTD công khai lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân cũng như thông tin về lãi suất cho vay các gói, chương trình tín dụng, sản phẩm (nếu có) Website của ngân hàng để khách hàng có thê thông tin tham khảo khi tiếp cận vốn vay. 

Trên cơ sở đó NHNN tỉnh chỉ đạo các TCTD trên địa bàn bám sát các chỉ đạo của Chính phủ và văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam, tiếp tục tiết giảm chi phí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Mặt bằng lãi suất đến nay đã giảm khá sâu, bình quân lãi suất tiền gửi giảm khoảng 0,3%/năm và bình quân lãi suất cho vay giảm 0,5%/năm so với cuối năm 2023.

Huy động vốn: Đến cuối tháng 6/2024, huy động vốn trên địa bàn ước đạt 55.822 tỷ đồng, tăng 1.052 tỷ đồng (+1,92%) so với cuối năm 2023, tỷ lệ này trên cả nước tính đến 22/5/2024 giảm 0,03%. 

Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng toàn ngành tính đến cuối tháng 6/2024 ước đạt 127.120 tỷ đồng, tăng 6.825 tỷ đồng (+5,68%) so với cuối năm 2023, tỷ lệ này trên cả nước tính đến 22/5/2024 tăng 2,58%. 

7.3. Bảo hiểm

Chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được tỉnh tổ chức thực hiện hiệu quả; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội ngày càng được mở rộng.

Số người tham gia BHXH, BHYT đến hết ngày 31/5/2024 là 874.817 người, tăng 11.236 người so với tháng trước, giảm 11.849 người (-1,3%) so cùng kỳ năm trước và đạt 87,1% kế hoạch BHXH Việt Nam giao năm 2024.

Từ đầu năm đến ngày 31/5/2024 thu được 1.689.028 triệu đồng; tăng 624 triệu đồng (+0,1%) so với tháng trước, tăng 206.562 triệu đồng (+13,9%) so với cùng kỳ năm trước, đạt 39,1% Kế hoạch BHXH Việt Nam giao.

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 31/5/2024 chi với số tiền là 903.839 triệu đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính từ đầu năm đến ngày 31/5/2024 chi KCB BHYT với số tiền là 198.394 triệu đồng/586.490 lượt KCB. Số tiền chi trả KCB BHYT tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, số lượt KCB BHYT giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

8. Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2024 của cả nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực so với cùng kỳ năm 2023.
Kim ngạch xuất khẩu tháng 6 năm 2024 ước đạt 433,20 triệu USD, tăng 3,19% so với tháng trước và tăng 43,44% so với cùng kỳ. Ước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 2.231 triệu USD, tăng 20,08% so với cùng kỳ, đạt 48,93% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh đều tăng so với cùng kỳ như: Hạt điều (+17,24%); cao su (+16,43%); gỗ và sản phẩm từ gỗ (+49,49%); Giấy và các sản phẩm từ giấy (+38,11%).

Kim ngạch nhập khẩu tháng 06 năm 2024 ước đạt 258,5 triệu USD, giảm 15,59% so với tháng trước và tăng 11,37% so với cùng kỳ. Ước 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.408,95 triệu USD, tăng 7,71% so với cùng kỳ, đạt 49,26% so với kế hoạch năm 2024. 

9. Đầu tư toàn xã hội

Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn và triển khai các dự án đầu tư công là một nhiệm vụ mang tính cấp bách và trọng tâm nhằm thúc đẩy sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng. Với tinh thần đó, tỉnh đã và đang tập trung mọi nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp để tăng cường giải ngân đầu tư công.

9.1. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu 2024 theo giá hiện hành ước đạt 16.427,56 tỷ đồng, tăng 8,50% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước ước đạt 1.771,76 tỷ đồng, tăng 10,07%; Vốn ngoài nhà nước ước tính đạt 9.913,07 tỷ đồng, giảm 0,25%; Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 4.634,51 tỷ đồng, tăng 62,12%.

Phân theo khoản mục đầu tư: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 12.966,53 tỷ đồng, tăng 0,94% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua XDCB ước ước đạt 1.546,23 tỷ đồng, tăng 30,95% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư sửa chữa lớn, nâng cấp TSCĐ ước thực hiện 1.540,29 tỷ đồng, tăng 2,49 lần so với cùng kỳ.

Vốn ngoài nhà nước chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội chủ yếu là các doanh nghiệp đầu tư mới, xây mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh so với cùng kỳ là do có các doanh nghiệp FDI lớn đang xây dựng nhà xưởng với giá trị cao như công ty Haohua (quý 2 đầu tư xây dựng ước giá trị 530.013 triệu đồng); đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị không qua xây dựng cơ bản, bổ sung vốn lưu động và sửa chữa nâng cấp tài sản cố định.

Một số dự án trọng điểm từ các Doanh nghiệp đầu tư

Dự án nhà máy sản xuất lốp xe Haohua triển khai tại KCN Minh Hưng Sikico (huyện Hớn Quản, Bình Phước) sản xuất các sản phẩm lốp Radial bán thép và lốp Radial toàn thép cho xe ô tô và các loại xe khác với công suất dự kiến 14,4 triệu bộ lốp/năm. Giá trị sản lượng hàng năm dự kiến đạt 770 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.600 lao động địa phương và 200 lao động nước ngoài.

Dự án “nhà máy Công ty TNHH Hải Long Bình Phước. Công suất: thức ăn cho gia súc (lợn, bò): 100.000 tấn/năm, thức ăn cho gia cầm (gà, vịt, cút): 300.000 tấn/năm” do Công ty TNHH Hải Long Bình Phước làm Chủ đầu tư tại lô B11-A, KCN Becamex - Bình Phước, phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. 

Dự án “nhà máy Công ty TNHH I.P ONE (Việt Nam)” có vốn đầu tư 25 triệu USD, được xây dựng với quy mô trên diện tích 59,158 m2 nhằm sản xuất cung cấp các sản phẩm nước xả vải đậm đặc, nước giặt, xà phòng, chất tẩy rửa và chế phẩm vệ sinh,… cho thị trường Việt Nam và xuất khẩu, dự kiến đầu năm 2025 đưa vào sản xuất.

9.2. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Trong tháng 6 năm 2024 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 366,66 tỷ đồng, tăng 5,24% so với tháng trước và tăng 6,78% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh ước đạt 302,34 tỷ đồng, tăng 5,02% so với tháng trước và tăng 32,23% so với cùng kỳ. Vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện ước đạt 64,32 tỷ đồng, tăng 6,27% so với tháng trước và giảm 43,94% so với cùng kỳ. 

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.771,76 tỷ đồng, bằng 32,18% kế hoạch vốn cả năm 2024, tăng 10,07% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt 1.459,66 tỷ đồng, tăng 36,32% so với cùng kỳ và vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 312,10 tỷ đồng, giảm 42,08% so với cùng kỳ năm trước.

Xét theo cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2024, vốn cân đối ngân sách tỉnh ước đạt 827,98 tỷ đồng; vốn trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 246,20 tỷ đồng; xổ số kiến thiết ước đạt 385,48 tỷ đồng. Tỷ lệ đạt so với kế hoạch vốn được giao lần lượt là 31,59%; 33,28% và 33,64%.

Tháng 6 năm 2024, tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường lớn, tạo sự thông thoáng, bảo đảm sự kết nối hạ tầng đồng bộ giữa Bình Phước và các tỉnh trong vùng kinh tế phía Nam, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kết nối mạng lưới giao thông khu vực, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, như: Đường phía Tây QL 13 đoạn Chơn Thành - Hoa Lư tỉnh Bình Phước; Xây dựng đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Nguyễn Bình đến QL14 và đoạn từ đường Lê Duẩn đến đường Trần Phú); Xây dựng đường phía Tây QL13 kết nối Bàu Bàng; Nâng cấp mở rộng đường liên huyện Phú Riềng - Bù Đăng; Đường Đồng Tiến - Tân Phú, huyện Đồng Phú; Dự án tăng cường khả năng thoát lũ Suối Rạt; Xây dựng cầu bắc qua Sông Bé (nối thị xã Phước Long với huyện Bù Gia Mập); Nạo vét mở rộng lòng suối, xây kè, đường đi suối Đak Woa, huyện Bù Đăng; Nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Thái Học nối dài kết nối huyện Hớn Quản; Xây dựng cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Bình Phước (giai đoạn 2); Xây dựng đường từ xã Phú Trung đi xã Phước Tân, kết nối ĐH 312 với đường ĐT 759; Đầu tư thiết bị, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ xây dựng Chính quyền số, địa phương thông minh tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022- 2025;…
von dau tu
Vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 6 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ năm trước)

Giải ngân vốn đầu tư công: Tổng kế hoạch năm 2024 đã giao là 5.516,54 tỷ đồng, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm 2024 là 1.036,09 tỷ đồng, đạt 18,7% so với chỉ tiêu Chính phủ giao và đạt 18,8% so với kế hoạch tỉnh giao. Kết quả giải ngân vốn đầu tư công tính đến thời điểm ngày 14/6/2024 là 1.061,78 tỷ đồng, đạt 19,2% so với kế hoạch tỉnh giao.

Công tác đầu tư công trên địa bàn tiếp tục được lãnh đạo tỉnh và các cấp sở, ban, ngành quan tâm, đôn đốc thực hiện nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong thời gian qua, vấn đề giải phóng mặt bằng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất... vẫn là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến công tác triển khai các dự án.

9.3. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước

- Thu hút đầu tư trong nước: Trong 6 tháng đầu năm 2024 không cấp mới dự án đầu tư trong nước. Điều chỉnh tăng vốn 02 dự án với tổng số vốn là 45 tỷ đồng; Điều chỉnh giảm vốn 02 dự án với tổng vốn giảm 220 tỷ đồng; Chấm dứt hoạt động 07 dự án với số vốn chấm dứt 2.555,2 tỷ đồng.

- Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): Trong tháng 6/2024 (tính đến ngày 24/6/2024) cấp mới dự án 02 dự án FDI trong khu công nghiệp, với số vốn 12 triệu USD. Điều chỉnh 26 dự án (22 dự án trong khu công nghiệp, 04 dự án ngoài khu công nghiệp). Trong đó: Điều chỉnh tăng vốn 05 dự án (03 dự án trong KCN, vốn tăng là 7,73 triệu USD; 02 dự án trong Cụm CN với số vốn 3,6 triệu USD); Điều chỉnh giảm vốn 01 dự án trong KCN, với số vốn giảm 0,8246 triệu USD; Chấm dứt hoạt động 01 dự án trong KCN với số vốn 01 triệu USD; sáp nhập 01 dự án trong KCN.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 cấp mới 10 dự án FDI với tổng vốn cấp mới là 42,608 triệu USD; Điều chỉnh tăng vốn 15 dự án với tổng vốn tăng 42,6236 triệu USD; Chấm dứt 03 dự án trong KCN với số vốn 27,25 triệu USD; Giảm vốn 03 dự án với số vốn giảm 5,95065 triệu USD. Tổng thu hút đầu tư FDI bao gồm cấp mới và tăng thêm là 85,2116 triệu USD.

II. MỘT SỐ TÌNH HÌNH XÃ HỘI

1. Lao động và giải quyết việc làm

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình lao động việc làm trên địa bàn tỉnh Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho người lao động, các chỉ tiêu lực lượng lao động, số người có việc làm tăng lên đáng kể.

Ước lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên quý II năm 2024 là 599.253 người, tăng 2.864 người (+0,48%) so với quý I. Trong đó:

Khu vực thành thị là 189.207 người (chiếm 31,57%), tăng 1.754 người (+0,94%) so với quý I. Khu vực nông thôn là 410.046 người (chiếm 68,43%) tăng 1.110 người (+0,27%) so với quý I. Lực lượng lao động nam là 316.968 người (chiếm 52,89%); Lực lượng lao động nữ là 282.285 người (chiếm 47,11%) trong tổng số lực lượng lao động 15 tuổi trở lên. Nguyên nhân hiện nay nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phần lớn là lao động nam giới, tập trung ở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, chế biến và dịch vụ…

Tỷ lệ thất nghiệp ước quý II/2024 chiếm 2,30% trong lực lượng lao động 15 tuổi trở lên.
Lao động có việc làm: Số lao động có việc làm trong quý II năm 2024 ước tính 585.475 người, tăng 2.778 người (+0,51%) so với quý I. Khu vực thành thị là 185.432 người (chiếm 31,67%), tăng 728 người. Khu vực nông thôn là 400.043 người (chiếm 68,33%), tăng 2.050 người so với quý I.

Tình hình thiếu việc làm: Để đảm bảo việc làm bền vững tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất tạo thêm việc làm, ổn định việc làm. Trong quý II toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 21.558 lao động (trong đó thu hút người lao động ngoài tỉnh là 3.330 lao động) tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho 5.563 lao động.

Đăng ký tìm việc và giới thiệu việc làm, học nghề cho 10.025 người; giới thiệu việc làm, cung ứng tuyển dụng cho 133 người lao động, giới thiệu lao động đi làm việc ở nước ngoài cho 21 người lao động.

2. Công tác người có công

Về công tác giải quyết hồ sơ: đã giải quyết được 1693 hồ sơ, trong đó tiếp nhận tại trung tâm phục vụ hành chính công theo Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh là 571 hồ sơ và tiếp nhận tại Sở là 1.122 hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp và phụ cấp theo quy định.

3. Công tác an sinh xã hội

- Giảm nghèo: Phối hợp Quỹ Thiện Tâm trao 1.500 suất quà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn trên địa bàn 4 huyện với tổng trị giá 900 triệu đồng.

Tổ chức kiểm tra, giám sát đối tượng thụ hưởng các Tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại 07 huyện, thị xã, thành phố theo Kế hoạch số 23/KH-SLĐTBXH ngày 27/3/2024 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (huyện Bù Đốp giám sát gián tiếp). Hoàn thiện báo cáo UBND tỉnh (Báo cáo số 108/BC-SLĐTBXH ngày 19/4/2024).

- Bảo trợ xã hội: Thực hiện Quyết định số 221/QĐ-UBND ngày 03/02/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước về phân bổ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để cứu đói cho Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ thống nhất về thời gian, địa điểm giao, nhận gạo; đồng thời ban hành Kế hoạch số 09/KH- SLĐTBXH ngày 03/02/2024 về việc tiếp nhận, cấp phát gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ cứu đói cho người dân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, năm 2024, chỉ đạo các địa phương thực hiện cấp phát 476.805 kg gạo cho 9.153 hộ, gồm 31.787 nhân khẩu tại 6 huyện trên địa bàn tỉnh Bình Phước (gồm các huyện: Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Phú, Phú Riềng, Lộc Ninh).

Thực hiện vận động hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng Bảo trợ xã hội đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Tổng số quà vận động được dịp Tết Nguyên đán năm 2024: 44.457 phần quà, trị giá 21.677.498.000 (tính cả đối tượng khác).

4. Giáo dục và Đào tạo

Trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác dạy và học đã được triển khai thực hiện đúng theo chương trình kế hoạch năm học đề ra. 

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, gồm: phối hợp với các trường Đại học tổ chức bồi dưỡng modul 6, 7, 8 cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, tổ chức hội thảo và tổng hợp ý kiến góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 áp dụng từ năm học 2024-2025, triển khai công tác biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương theo kế hoạch.
 
Đã tổ chức Kỳ thi Học sinh giỏi lớp 9, năm học 2023-2024 với 1.482 học sinh dự thi, trong đó có 679 học sinh được công nhận giải, gồm: 36 giải Nhất, 131 giải Nhì, 207 giải Ba và 305 giải Khuyến khíc; Tại Kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp Quốc gia năm 2024, đội tuyển học sinh tỉnh Bình Phước đạt 62 giải (tăng 14 giải so với năm 2023), gồm: 07 giải Nhì, 25 giải Ba và 30 giải Khuyến khích.

Công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Hiện nay toàn tỉnh có 197/390 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 50,51% so với tổng số trường (tăng 57 trường, 14,56 điểm % so với cùng kỳ năm 2023).

Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025: Tính đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh có 197/390 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 50,51% so với tổng số trường (tăng 57 trường, 14,56 điểm % so với cùng kỳ năm 2023).

Chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2024; tuyển sinh năm học 2024 - 2025.

5. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Trong tháng Sáu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Một số dịch bệnh mùa Hè xuất hiện nhưng không ghi nhận ổ dịch lớn. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tỉnh quan tâm thực hiện.

- Tình hình dịch bệnh:

+ Sốt xuất huyết (SXH): Tổng số mắc sốt xuất huyết trong 6 tháng đầu năm là 401 ca, tăng 01 ca với cùng kỳ, không có tử vong. Ngoài ra, đã phát hiện 53 ổ dịch và đã xử lý 53 ổ dịch.

+ Sốt rét: Trong 6 tháng đầu năm ghi nhận 01 mắc. 01 ca, giảm 02 ca so với cùng kỳ năm trước.
+ Tay chân miệng (TCM): Trong 6 tháng đầu năm ghi nhận 116 ca mắc, không có tử vong. So với cùng kỳ mắc tăng 70 ca.

+ Covid-19: Trong tháng không ghi nhận ca mắc. Lũy kế 04 ca.

- Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ghi nhận các bệnh: Tiêu chảy 238 ca, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Tương ứng: Thủy đậu 60 ca mắc, giảm 29,4%; Cúm 594 ca, tăng 35%; Viêm gan virút B 27 ca, tăng 80%; Các bệnh truyền nhiễm khác: chưa ghi nhận lây lan, bùng phát thành dịch.

- Tình hình khám, chữa bệnh:

Tổng số lượt khám, chữa bệnh là 1.052.624 (bao gồm cơ sở y tế công lập và tư nhân), tăng 19% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, hệ thống cơ sở y tế công lập: 650.749 lượt khám, chữa bệnh, đạt 40% kế hoạch. Tổng số lượt khám, chữa bệnh BHYT là 772.617; số lượt khám, chữa bệnh ngoại trú là 280.007 (tổng số ngày điều trị nội trú là 146.487). Đảm bảo duy trì trực cấp cứu, thu dung và điều trị kịp thời. Công suất sử dụng giường bệnh trung bình khoảng 42,2%.

Trong việc tổ chức khám, chữa bệnh, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã triển khai các biện pháp đổi mới nhằm nâng cao chất lượng KCB; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHYT đã góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng tham gia BHYT, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hồ sơ, đem lại sự hài lòng cho các đối tượng tham gia BHYT. Việc đón tiếp, tổ chức KCB được cải thiện, thanh toán BHYT nhanh gọn, thuận tiện.

6. Hoạt động văn hóa, thể thao

- Lĩnh vực văn hóa:

Công tác tuyên truyền: Toàn ngành tổ chức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của địa phương. Kết quả, thực hiện in ấn và thi công trang trí được 7.300m2 băng rôn, 43.190m2 pa-nô, 12.200m2  pa-nơ, treo hơn 23.000 lượt cờ các loại, tuyên truyền 1.300 giờ xe lưu động. Trong đó, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã thiết kế, in ấn và thi công trang trí được: 40m2 băng rôn; 15.560m2 pa-nô; 1.180m2 banner; cắm 960 lượt cờ các loại; thực hiện thiết kế maket, trang trí pa-nô, pa-nơ, mô hình cổng, mô hình hộp vuông, pa-nô 2 mặt tại các tuyến đường thành phố Đồng Xoài.

Hoạt động văn nghệ quần chúng và chiếu phim lưu động: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Văn hóa tỉnh biểu diễn phục vụ chương trình lưu động tại cơ sở được 51 buổi, thu hút hơn 17.700 lượt người xem; chiếu phim tuyên truyền phục vụ tại cơ sở với 23 bộ phim do Cục Điện ảnh cung cấp, kết quả chiếu được 247 buổi, thu hút hơn 14.000 lượt người xem.

Nghệ thuật biểu diễn: Trong 6 tháng đầu năm, Đoàn Ca múa nhạc dân tộc biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị và quần chúng được 70 buổi, thu hút khoảng 59.000 lượt người xem.

Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong 6 tháng đầu năm, tổng số khách tham quan và tương tác tại Bảo tàng tỉnh và các di tích là 344.651 lượt người (trong đó: tham quan tại Bảo tàng tỉnh là 7.516 lượt người; tại các di tích là 110.041 lượt người; tương tác qua nền tảng công nghệ số là 227.094 lượt).

Hoạt động thư viện và văn hóa đọc: Trong 6 tháng đầu năm, Thư viện tỉnh cấp 72 thẻ (41 thẻ mới; 31 thẻ gia hạn); phục vụ 3.708.583 lượt bạn đọc (trong đó, tại thư viện: 5.751 lượt; website: 3.644.751 lượt; phục vụ lưu động: 22.605 lượt); tổng số tài liệu lưu hành 185.272 lượt. Công tác số hóa tài liệu: Scan và xử lý 104 cuốn sách (tên)/62.612 trang, nâng số tài liệu đã số hóa lên 1.141 cuốn sách (tên) /525.065 trang.

- Lĩnh vực thể thao: Trong 6 tháng đầu năm, đội tuyển thể thao tỉnh tham dự 31 giải thể thao cụm, khu vực, toàn quốc và quốc tế, kết quả đạt 27 HCV, 37 HCB, 43 HCĐ; hỗ trợ 92 lượt trọng tài cho các đơn vị.

- Lĩnh vực du lịch: 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động du lịch với lượt khách tham quan khoảng 867.500 lượt khách, tăng 86,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách nội địa khoảng: 860.800.000 lượt khách; khách quốc tế khoảng: 7.050 lượt khách. Tổng doanh thu đạt khoảng 470,6 tỷ đồng, tăng 93,22% so với cùng kỳ năm 2023.

7. Trật tự an toàn xã hội

Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, không xảy ra điểm nóng, phức tạp gây dư luận xấu trong xã hội.

7.1. Tình hình cháy, nổ

Trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ cháy; lũy kế 6 vụ, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, thiệt hại tài sản các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục thống kê.

7.2. Tai nạn giao thông 

Để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và chính đối tượng vi phạm, thời gian qua lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã xử lý quyết liệt các hành vi vi phạm của các đối tượng thanh, thiếu niên. Không chỉ chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, mà còn tạo chuyển biến về nhận thức, xây dựng văn hóa giao thông cho chủ phương tiện, lái xe.

Trong tháng 6 năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 37 vụ tai nạn giao thông, làm 26 người chết, 17 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 23%; số người chết tăng 13%; số người bị thương tăng 31%. Nguyên nhân chủ yếu do chạy quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, đi sai phần đường, chuyển hướng không nhường đường và đã sử dụng rượu bia trong khi tham gia giao thông.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh xảy ra 184 vụ tai nạn giao thông, làm 113 người chết, 115 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tăng 0,50%; số người chết giảm 10,40%; số người bị thương tăng 35%.
tai nan
Tình hình trật tự, an toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2024 (so với cùng kỳ năm trước)

8. Thiệt hại do thiên tai

Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh trong tháng 6/2024 xảy ra 04 cơn gió lốc, làm hư hại 08 căn nhà, tổng giá trị thiệt hại ước tính 120 triệu đồng. 

Mùa khô năm 2024 toàn tỉnh hiện có 10.136 ha bị thiếu nước tưới (215 ha lúa, 135 ha cây hàng năm khác, 146 ha tiêu, 1.714 ha cà phê, 7.926 ha cây ăn quả). Huyện có diện tích bị ảnh hưởng nhiều là huyện Bù Gia Mập kế đến là huyện Bù Đăng và huyện Đồng Phú. Về thiệt hại do thiên tai, cụ thể là ngày 28/3/2024 trên địa bàn huyện Bù Đăng xảy ra lốc xoáy làm gãy đổ 37 ha cây lâu năm (cao su 10 ha, điều 20 ha và cây ăn quả 7 ha). Tổng thiệt hại do thiên tai 6 tháng đầu năm ước tính 55.561 trệu đồng.

9. Môi trường

Trong tháng, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến lĩnh vực môi trường. Các lực lượng chức năng đã tập trung công tác nắm tình hình và tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm môi trường của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Trong tháng 6 năm 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện 14 vụ, xử lý vi phạm hành chính 13 vụ vi phạm về môi trường. Tính từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng đã phát hiện 144 vụ vi phạm môi trường, tiến hành xử lý 89 vụ vi phạm, số tiền phạt là 575 triệu đồng, các vụ còn lại đang củng cố hồ sơ, xử lý. 

Khái quát lại, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng lãnh đạo chính quyền tỉnh Bình Phước luôn giữ vững quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành đã được Chính phủ đã quán triệt tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024; chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành; đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng quyết tâm hành động cao nhất để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội trong 6 tháng  đầu 2024 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển trên hầu hết các lĩnh vực: Chỉ số sản xuất công nghiệp, hoạt động bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, hoạt động vận tải đều tăng; Công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), phát triển doanh nghiệp có nhiều khởi sắc; Lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực, công tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống người dân được cải thiện; hoạt động chăm lo cho các đối tượng chính sách, khó khăn, người nghèo, người lao động được triển khai kịp thời, hiệu quả. 

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, cụ thể như sau:

Do thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm giảm năng suất, sản lượng của các loại cây trồng nói chung và cây hồ tiêu, cây điều chủ lực của tỉnh Bình Phước nói riêng. 
Thu tiền sử dụng đất đạt thấp so với dự toán HĐND tỉnh giao. Nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản trầm lắng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp so với kế hoạch. Nguyên nhân một số dự án vướng giải phóng mặt bằng, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến việc giải ngân các dự án.


Trên đây là một số nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.

Tác giả: CTK Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,027
  • Hôm nay67,314
  • Tháng hiện tại6,780,178
  • Tổng lượt truy cập490,643,616
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây