Bình Phước tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020

Thứ ba - 24/12/2019 15:35
Sáng 24-12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2020 với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chủ trì hội nghị có các đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ; đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Tại điểm cầu Bình Phước, Ông Lê Tiến Hiếu – Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện: Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân; Đoàn Đại biểu Quốc hội; Ban Nội chính, Văn phòng UBND, Văn phòng HĐND tỉnh; các Sở, ngành: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch - Đầu tư, Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát; Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Chủ tịch Hội luật gia; Chủ tịch Hội Công chứng. Ban Lãnh đạo Sở Tư pháp; Trưởng, Phó các phòng nghiệp vụcác đơn vị sự nghiệp  thuộc Sở Tư pháp; Cục trưởng và Chánh Văn phòng Cục THADS; Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã: Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Gia Mập, Chơn Thành, Phú Riềng.

hn tructuyentp
Đ/C Lê Tiến Hiếu - Phó Giám đốc phụ trách Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị
Trong năm 2019, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành đã tích cực hoàn thiện, tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 18 dự án luật và nhiều nghị quyết; cho ý kiến đối với 10 dự án luật khác.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 881 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), giảm 108 văn bản so với năm 2018; các địa phương ban hành 3.556 văn bản cấp tỉnh (tăng 6,3%), 1.074 văn bản cấp huyện (giảm gần 34%) và 3.524 văn bản cấp xã (giảm 57%).
Như vậy số lượng VBQPPL được ban hành tiếp tục giảm mạnh so với những năm trước, nhất là ở cấp huyện và cấp xã, phù hợp với quy định của Luật Ban hành VPQPPL. Chất lượng VBQPPL do các cơ quan ở trung ương và địa phương ban hành được đảm bảo hơn.
Các công tác tư pháp khác như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, con nuôi, lý lịch tư pháp; bổ trợ pháp lý, trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; hòa giải ở cơ sở… tiếp tục có những chuyển biến rõ nét, đóng góp tích cực vào quá trình cải cách tư pháp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân hơn.
hn tructuyen2
Các đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Bình Phước

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về báo cáo công tác tư pháp năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 và 4 báo cáo chuyên đề về: xây dựng pháp luật; phối hợp giữa hệ thống thi hành án dân sự với các cơ quan tư pháp trong tham mưu cho UBND các cấp chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính; thanh tra chuyên ngành lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; xử lý vướng mắc, khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài…

Năm 2020, ngành tư pháp đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau: Tham nưu giúp Chính phủ hoàn thiện hệ thống pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Nâng cao chất lượng thẩm định các đề nghị xây dựng, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật liên quan đến thi hành án dân sự, thi hành án hành chính. Tăng cường quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước. Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Bí thư đối với kết quả tổng kết Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thúc đẩy quan hệ hợp tác pháp luật với các đối tác quốc tế trên cả ba bình diện song phương, khu vực và toàn cầu. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. Tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành..

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ghi nhận và biểu dương những kết quả ngành tư pháp đạt được trong năm qua. Để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ trong thời gian tới, cùng với việc thực hiện 9 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành tư pháp đã đề ra, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị ngành tập trung xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện sớm các chương trình, kế hoạch công tác để cụ thể hóa nhiệm vụ, bảo đảm tính khả thi, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành để thực hiện ngày càng hiệu quả hơn nhiệm vụ được giao. Ứng dụng mạnh mẽ, tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, công nghệ số vào công tác của Bộ, ngành tư pháp, nhất là trong chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, gửi/nhận văn bản điện tử. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với Bộ, các cơ quan cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành công tác tư pháp, pháp chế, thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương công tác; đổi mới lề lối làm việc; phát huy hiệu quả các công cụ quản lý, kiểm tra, thanh tra; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, các vi phạm trong khi giải quyết yêu cầu của người dân. Đồng thời, kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân nỗ lực đạt kết quả cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây