Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác thông tin đối ngoại

Thứ năm - 13/06/2024 21:54 152
Đại hội XI của Đảng (năm 2011) nêu rõ: “đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Với việc mở rộng biên độ hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực, đòi hỏi phải làm tốt hơn nữa công tác thông tin đối ngoại. Ngày 14-2-2012, Bộ Chính trị (khóa XI) ban hành Kết luận số 16-KL/TW về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, trong đó xác định thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại và công tác tư tưởng của Đảng.
Triển khai thực hiện Kết luận số 16-KL/TW, ngày 06-8-2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020. Tiếp đó, ngày 04-9- 2012, Chính phủ ban hành Quyết định 1209/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát thanh, truyền hình đối ngoại đến năm 2020, nêu rõ: Phát thanh, truyền hình đối ngoại là lực lượng chủ lực để thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại. Ngày 28- 2-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 368/QĐ-Ttg về việc Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020. Ngày 08-2-2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tới năm 2020.
Đại hội XII của Đảng (năm 2016) nêu rõ: “Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước”. Triển khai Nghị quyết Đại hội XII, Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), tháng 11-2016, ra Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó xác định công tác thông tin đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao và phát huy hiệu quả uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 05-8-2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới và nâng cao năng lực công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, với mục tiêu tăng cường công tác thông tin tuyên truyền và thông tin đối ngoại nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam tới các nước có chung đường biên giới, góp phần xây dựng biên giới quốc gia hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Đại hội XIII của Đảng (1-2021) nhấn mạnh: “Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại”. Thực hiện chủ trương và sự chỉ đạo, định hướng của Đảng, công tác thông tin đối ngoại ngày càng phát triển.
Trên cơ sở đường lối, chủ trương định hướng lãnh đạo của Đảng về công tác đối ngoại, Nhà nước cũng đã đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại. Một số văn bản pháp luật qui định về công tác thông tin đối ngoại ra đời bao gồm: Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Nghị định 88/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam (thay thế Nghị định 67/CP ngày 31/10/1996 của Chính phủ); Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại; Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định số 1178/QĐ-Ttg ngày 04/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành danh mục bí mật Nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại và hợp tác quốc tế; Quyết định số 1722/QĐ-Ttg ngày 07/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành danh mục bí mật của Đảng.
Thông tư liên tịch số 34/2011/TTLT-BTTTT-BNG ngày 24/11/2011 của Bộ Thông tin Truyền thông và Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc phối hợp thi hành Quy chế quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại kèm theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư 06/2012/TT-BNG ngày 10/12/2012 của Bộ Ngoại giao ban hành biểu mẫu triển khai thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư 04/2014/TT-BTTTT ngày 19/3/2014 của Bộ Thông tin Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 88/2012/NĐCP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam; Thông tư số 22/2016/TT-BTTTT ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư số 02/2019/TTBTTTT ngày 08/3/2019 của Bộ Thông tin Truyền thông về hướng dẫn về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Công tác thông tin đối ngoại được quy định tại các văn bản pháp luật này đều thể hiện đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối ngoại ở các khía cạnh sau:
- Mục tiêu của thông tin đối ngoại: Thông tin quảng bá hình ảnh quốc gia, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc Việt Nam, thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước Việt Nam ra thế giới và thông tin về thế giới vào Việt Nam.
- Nguyên tắc của công tác thông tin đối ngoại: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với các hoạt động thông tin đối ngoại, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhằm bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
- Cách thức hoạt động của thông tin đối ngoại: công tác thông tin đối ngoại được triển khai chủ động, toàn diện, thường xuyên, song có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn, kết hợp chặt chẽ thông tin đối ngoại với thông tin đối nội, giữa thông tin đối ngoại với các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa đối ngoại, giữa ngoại giao nhà nước với đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhân dân nhằm mở rộng hợp tác quốc tế trên tinh thần cùng có lợi, bảo đảm lợi ích quốc gia.
- Nội dung hoạt động thông tin đối ngoại bao gồm thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước; thông tin về tình hình quốc tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam và phối hợp đưa thông tin quốc tế đến nhân dân trong nước.
- Giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tiềm năng hợp tác và phát triển của Việt Nam, phản bác các thông tin sai, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam…
Trong quy định của các văn bản pháp luật đều quy định rất rõ các vấn đề sau:
- Quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước về thông tin đối ngoại đối với các cơ quan bộ, ngành, địa phương về trách nhiệm hướng dẫn nội dung thông tin đối ngoại cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước, xây dựng quy hoạch mạng lưới đại diện của các cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam ở nước ngoài. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, sở Ngoại vụ ở các tỉnh và các cơ quan liên quan về chủ trương cung cấp thông tin cho báo chí nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.
- Quy định về trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin đối ngoại và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được pháp luật quy định. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại và văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại.
- Quy định về chủ trì triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan và ở địa phương quản lý hoạt động thông tin đối ngoại. Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ thông tin đối ngoại, chủ trì đưa tin về các hoạt động của người Việt Nam ở nước ngoài, phối hợp các hoạt động thông tin đối ngoại với công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
- Quy định về thẩm quyền phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, tổ chức các cuộc họp báo quốc tế, chuẩn bị trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao cho phóng viên nước ngoài. Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam…
Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTĐN trong tình hình mới:
- Công tác TTĐN là bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Gắn kết chặt chẽ, triển khai đồng bộ, có trọng tâm, có trọng điểm giữa TTĐN với thông tin đối nội, giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đồng thời, động viên sự tham gia tích cực của Nhân dân, đồng bào Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. TTĐN cần đi trước, có tính dự báo cao; kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.
- Không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa phương thức TTĐN theo phương châm “chủ động, đồng bộ, kịp thời, sáng tạo, hiệu quả”, phù hợp với nhu cầu của các đối tượng, khu vực, địa bàn trong và ngoài nước, trọng tâm là các quốc gia, vùng lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay36,766
  • Tháng hiện tại5,807,656
  • Tổng lượt truy cập405,093,636
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây