Tổng quan về quảng bá hình ảnh

Thứ hai - 17/06/2024 09:09 52
Khái niệm về quảng bá hình ảnh
Về khái niệm hình ảnh quốc gia (country image), có tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia là tài sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá. Còn theo một quan điểm khác, hình ảnh đất nước có thể được hiểu là: “Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia nào đó”. Hình ảnh của một đất nước được phản ánh bởi nhận thức của người dân, văn hóa, trình độ phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh... Do vậy, theo nghĩa rộng, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó. Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên tưởng đến đất nước đó.
Mỗi quốc gia đều có một “thương hiệu” riêng, đều có một hình ảnh nhất định trong con mắt cộng đồng quốc tế, dù quốc gia đó mạnh hay yếu, hiện đại hay lạc hậu, phát triển hay không phát triển. Theo sự phát triển của lịch sử và tiến bộ của con người, hình ảnh đất nước không phải là bất biến mà vẫn có thể thay đổi. Vì vậy, mỗi thời kỳ và giai đoạn phát triển của đất nước cần có chiến lược quảng bá hình ảnh đất nước riêng và đặc thù phù hợp.
Ý nghĩa của quảng bá hình ảnh
Thứ nhất, quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia. Thông qua ngoại giao văn hóa, những thông tin, hình ảnh về đất nước, con người, với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống sẽ được lan tỏa, phổ biến, từ đó sẽ dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.
Thứ hai, làm thay đổi nhận thức, chuyển đổi những định kiến truyền thống, tạo dựng niềm tin trong quan hệ quốc tế, từ đó các quốc gia có thể đạt được các thỏa thuận, hợp tác về chính trị, kinh tế và quân sự. Lòng tin là khởi nguồn cho mọi mối quan hệ. Khi xây dựng được lòng tin, đặc biệt là lòng tin chiến lược thì quốc gia đó mới thực sự chinh phục được nhân tâm, tạo dựng được thiện cảm, cải thiện các mối quan hệ ngoại giao, hóa giải những xung đột, tạo tiền đề cho tăng cường hợp tác quốc tế.
Thứ ba, xây dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia không phải là con đường một chiều mà còn là quá trình tương tác, học hỏi, giao lưu. Hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt là cơ sở để trao đổi, chia sẻ, hợp tác, giao lưu văn hóa, tiếp thu những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc.
Vai trò của kết nối truyền thông trong ngoại giao công chúng và quảng bá hình ảnh
Một là, truyền thông đối ngoại đã nêu bật được vai trò định hướng, gắn kết giữa các nước với nhàu trên bình diện đa phương, tận dụng cơ hội nâng cao hình ảnh đất nước.
Hai là, truyền thông đối ngoại góp phần giúp các quốc gia tăng cường lòng tin lẫn nhau, đưa quan hệ đối ngoại song phương, đa phương tiếp tục đi vào chiều sâu, phát triển ổn định, bền vững. Truyền thông đối ngoại đã tích cực thông tin về tiến trình hợp tác phát triển giữa các nước với nhau, qua đó xây dựng hình ảnh của đất nước mình trước bạn bè quốc tế là một đối tác tin cậy, bền vững nhau trong đó có các cường quốc trên thế giới, trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế - thương mại đến chính trị, quốc phòng - an ninh, giao lưu văn hóa.
Ba là, việc đưa tin kịp thời, có chiều sâu về các hoạt động của nguyên thủ và lãnh đạo các nước đến với nhau đã tô đậm hình ảnh giữa các quốc gia với nhau. Tích cực góp phần vào duy trì, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới.
Bốn là, truyền thông đối ngoại còn góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng, thông qua việc đưa tin kịp thời các hoạt động tiếp xúc, hội đàm trực tiếp và trực tuyến, điện đàm giữa các lãnh đạo cấp cao, các bộ, ngành, địa phương, các tuyến bài viết về lịch sử, tình hữu nghị, mối quan hệ giữa các dân tộc, các cơ quan truyền thông chủ lực đã tập trung xây dựng hình ảnh mối quan hệ hữu nghị giữa các nước 38 Năm là, truyền thông đối ngoại đẩy mạnh lan tỏa thông điệp đối ngoại của các nước, góp phần định vị hình ảnh mỗi quốc gia trên truyền thông quốc tế.
Hình thức và đặc trưng của kết nối truyền thông
Hình thức của kết nối truyền thông
Kết nối truyền thông mạng xã hội là các ứng dụng hoặc chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng Internet, nhằm tạo điều kiện cho việc kết nối thông tin trên cộng đồng trong và ngoài nước. Kết nối truyền thông có thể tạo mới hoặc chia sẻ thông tin, ý tưởng, lợi ích nghề nghiệp và các nội dung khác thông qua các thiết bị công nghệ và mạng máy tính. Sự đa dạng của các dịch vụ truyền thông mạng xã hội độc lập và tích hợp hiện tại đã kết nối nhiều tiện ích, nhiều người, nhiều thông tin.
Người dùng thường truy cập các dịch vụ truyền thông mạng xã hội thông qua các ứng dụng web trên máy tính, điện thoại hoặc tải xuống các dịch vụ cung cấp chức năng kết nối truyền thông mạng xã hội cho thiết bị di động của họ (ví dụ: điện thoại thông minh và máy tính bảng). Khi người dùng tham gia vào các dịch vụ điện tử này, họ tạo ra các nền tảng tương tác, kết nối cao thông qua đó các cá nhân, cộng đồng và tổ chức có thể chia sẻ, cùng sáng tạo, thảo luận, tham gia và sửa đổi nội dung do người dùng tạo hoặc nội dung tự quản lý được đăng trực tuyến.
Kết nối truyền thông mạng xã hội hoạt động trong một hệ thống truyền đối thoại (nhiều nguồn tới nhiều máy thu). Một số trang web truyền thông mạng xã hội phổ biến nhất, với hơn 100 triệu người dùng đã đăng ký, bao gồm Facebook (và Messenger có liên kết với Facebook), TikTok, WeChat, Instagram, QZone, Weibo, Twitter, Tumblr, Baidu Tieba, LinkedIn và VK. Các nền tảng phổ biến khác đôi khi được gọi là dịch vụ truyền thông mạng xã hội (khác nhau về cách hiểu) bao gồm YouTube, QQ, Quora, Telegram, WhatsApp, LINE, Snapchat, Pinterest, Viber, Reddit, Discord,...
Có thể ghi nhận một loạt các tác động tích cực và tiêu cực của việc sử dụng kết nối truyền thông mạng xã hội. Phương tiện truyền thông mạng xã hội có thể giúp cải thiện khả năng kết nối của một cá nhân với cộng đồng thực cũng như cộng đồng trực tuyến và nó có thể là một công cụ dùng để truyền thông truyền thông (hoặc tiếp thị) một cách hiệu quả cho các tập đoàn, doanh nhân, tổ chức phi lợi nhuận, nhóm vận động, đảng chính trị và chính phủ.
Đặc trưng của kết nối truyền thông
Một là, kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện truyền tải
Với sự ra đời của báo điện tử (còn gọi là báo mạng), thông tin được cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương tiện sinh động, hấp dẫn hơn. Trong tiếng Anh, “multimedia” được dịch là “truyền thông đa phương tiện”, là sự truyền tải một thông điệp bằng sự kết hợp của các loại hình ngôn ngữ viết, ảnh, video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác; các hình thức thể hiện đa diện góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh đầy đủ thông tin và có sức thuyết phục cao.
Hai là, tính tức thời và phi định kì .
Kết nối không dây hay có dây Internet với đặc trưng tương tác của nó trên mạng xã hội, đã thu hẹp những giới hạn về không gian và thời gian trong việc tiếp cận thông tin trên quy mô toàn thế giới. Mọi kết nối truyền thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không hạn chế về thời gian, không gian và khoảng cách. Kết nối truyền thông mạng xã hội không phân biệt tuổi tác, giới tính, chủng tộc…đều có thể nhìn thấy nhau và đều có thể tương tác nếu có nhu cầu.
Ba là, khả năng tương tác cao.
Kết nối truyền thông mạng xã hội có khả năng tương tác rất cao, nó có vai trò rất quan trọng trong hoạt động truyền thông nói chung và trong hoạt động báo chí nói riêng. Tương tác là đặc điểm chính của công nghệ mới, đòi hỏi mô hình đa chiều trong kết nối truyền thông. Công chúng có thể chủ động tìm kiếm và lựa chọn thông tin chứ không đơn thuần chỉ nhận thông tin từ chủ thể truyền thông. Ngoài ra, họ còn tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, vì thế sự kết nối càng cao hơn nếu như họ có nhu cầu.
Bốn là, tính toàn cầu.
Khẳng định toàn cầu hóa của kết nối truyền thông đại chúng đã trở thành hiện thực từ giữa thế kỉ XX, nhiều nhà khoa học đã dự báo về khả năng phát triển mạnh mẽ có tính bùng nổ và mở rộng quy mô ảnh hưởng thế giới của kết nối các phương tiện truyền thông đại chúng, dẫn tới chuyện thu nhỏ không gian và thời gian thông tin-truyền thông trên phạm vi toàn thế giới, hình thành “làng thông tin toàn cầu”
Năm là, tính cá thể hóa.
Trong tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng nhân loại, con người và bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên và xã hội, vai trò chủ thể lịch sử của con người và vấn đề phát triển con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập775
  • Hôm nay36,023
  • Tháng hiện tại5,806,913
  • Tổng lượt truy cập405,092,893
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây