Vai trò và các nguyên tắc của thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động đối ngoại

Thứ tư - 17/07/2024 21:40
Thông tin đối ngoại và vai trò của thông tin đối ngoại
Theo Điều 6, Nghị định 72/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại quy định: “Thông tin đối ngoại bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam.”
Thông tin đối ngoại có vai trò sau:
- Thông tin đối ngoại còn giúp nhân dân trong nước tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá của nhân dân thế giới, góp phần cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hoà bình, hợp tác và phát triển.
- Công tác thông tin đối ngoại là một bộ phận rất quan trọng trong công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng của Đảng và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; thực hiện công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; phát huy tinh thần chủ động, sang tạo, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong hoạt động thông tin đối ngoại. Người Việt Nam ở nước ngoài vừa là đối tượng vừa là nguồn lực của công tác thông tin đối ngoại.
- Gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối ngoại và thông tin đối nội, giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trong hoạt động thông tin đối ngoại. Bám sát, phục vụ triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. - Đổi mới mạnh mẽ nội dung và hình thức thông tin, đa dạng hóa phương thức thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại, thực hiện tốt phương châm “Chính xác, kịp thời, sinh động, phù hợp từng đối tượng”.
- Huy động mọi khả năng, mọi phương tiện, mọi hình thức cả ở trong nước và nước ngoài để tham gia công tác thông tin đối ngoại.
- Tăng cường đầu tư nhưng có trọng tâm, trọng điểm về nguồn nhân lực và tài chính cho công tác thông tin đối ngoại. Hiện đại hóa phương tiện, chú trọng áp dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin để mở rộng địa bàn, đối tượng, đi đôi với phát huy các phương thức, biện pháp truyền thống, nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin đối ngoại.
Vai trò của thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động đối ngoại
Việc thu thập và xử lý thông tin đối ngoại đóng một vai trò quan trọng của công tác đối ngoại của đất nước hiện đại và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ học thuật, công việc, đến các quyết định của Đảng và Nhà nước. Chúng bao gồm các vai trò sau:
- Hỗ trợ đưa ra quyết định: Thu thập thông tin đối ngoại đúng đắn giúp cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại.
- Tăng cường kiến thức: Việc tìm kiếm thông tin có giá trị giúp mở rộng kiến thức cá nhân, tạo điều kiện cho việc học hỏi và phát triển đáp ứng yếu cầu của hội nhập quốc tế và cách mạng 4.0.
- Nâng cao năng suất và hiệu quả: Trong môi trường thông tin đối ngoại, việc tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin nhanh chóng và chính xác có thể giúp nâng cao năng suất, hiệu quả của công tác đối ngoại.
- Cải tiến sản phẩm, dịch vụ: Trong công tác thông tin đối ngoại việc thu thập thông tin từ chính quyền các nước và công chúng các nước và phân tích đóng góp vào việc cải tiến sản phẩm và dịch vụ xuất nhập khẩu, giúp đáp ứng nhu cầu của thị trường tốt hơn.
- Phát hiện và ngăn chặn rủi ro: Trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại, việc thu thập thông tin đúng đắn giúp phát hiện các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn, có phương án xử lý kịp thời.
- Đặc biệt, trong thời đại thông tin liên tục được cập nhật, kỹ năng lọc và xử lý thông tin chính là chìa khóa thành công. Công tác truyền thông đối ngoại càng nắm vững các cách thức thu thập và phân tích dữ liệu, càng dễ dàng đạt được mục tiêu đối ngoại của đất nước.
Các nguyên tắc của thu thập và xử lý thông tin đối ngoại
Theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 72/2015/NĐ-CP ngày 07/9/2015 về quản lý công tác thông tin đối ngoại quy định những nguyên tắc cụ thể sau:
- Tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hiệp ước quốc tế mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại.
- Bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, uy tín, hình ảnh, quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế của Việt Nam; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Không kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước.
- Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời theo đúng định hướng thông tin tuyên truyền đối ngoại của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ cũng như các chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đã được phê duyệt; không đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân./.

Tác giả: Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập937
  • Hôm nay186,162
  • Tháng hiện tại6,615,069
  • Tổng lượt truy cập452,010,191
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây