Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị giao ban công tác pháp chế 06 tháng đầu năm 2020

Thứ năm - 13/08/2020 08:42
Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị giao ban công tác pháp chế 06 tháng đầu năm 2020
Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế. Để thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng pháp luật, công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL; công tác kiểm tra và xử lý văn bản QPPL; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; công tác bồi thường nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các lĩnh vực công tác pháp chế khác.
Ngày 07 tháng 08 năm 2020, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị giao ban công tác pháp chế 06 tháng đầu năm 2020 do đồng chí Lê Tiến Hiếu - Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở Tài chính, công chức phụ trách công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các đơn vị đặc thù, đại diện Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng UBND tỉnh.
Đ/c Lê Tiến Hiếu – Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị
Đ/c Lê Tiến Hiếu – Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị
Mở đầu Hội nghị đồng chí Lê Tiến Hiếu – Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu mang tính đề dẫn, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được của các cơ quan, đơn vị về công tác pháp chế trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, để công tác pháp chế đạt hiệu quả cao hơn nữa, đồng chí Lê Tiến Hiếu đề nghị Hội nghị tập trung phát biểu, đặt vấn đề về những khó khăn, vướng mắc trong công tác pháp chế để các phòng chuyên môn thuộc Sở giải đáp, trao đổi, từ đó tìm ra giải pháp thực hiện cho phù hợp đạt kết quả cao và đề nghị các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay để các đơn vị học hỏi.
Tiếp theo đồng chíNgô Quốc Huy - Trưởng phòng Pháp chế trình bày Báo cáo tóm tắt công tác pháp chế 06 tháng đầu năm 2020; đồng thời báo cáo kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; công tác bồi thường nhà nước; công tác kiểm soát thủ tục hành chính, ...
Trong phần thảo luận, các đại biểu đã trao đổi, nêu một số vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác pháp chế nói chung, nhất là liên quan đến kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời đề xuất một số kiến nghị nhằm giải quyết một số khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong công tác pháp chế nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lâm Văn Đạt - Phó Giám đốc Sở Tài chính đã trao đổi một số khó khăn, vướng mắc trong thực tế như thời gian ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật chưa phù hợp với thời gian dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác này, từ đó làm ảnh hưởng đến công tác tổng hợp và chủ động bố trí mức chi và nguồn  kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm bố trí chậm
Đồng chí Lê Tiến Hiếu - chủ trì Hội nghị
Đồng chí Lê Tiến Hiếu - chủ trì Hội nghị
Qua ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội nghị, ý kiến phát biểu của đồng chí Phó Giám đốc Sở Tài chính, kết thúc Hội nghị, đồng chí Lê Tiến Hiếu – Giám đốc Sở Tư pháp đã ghi nhận và đánh giá cao về kết quả đạt được trong công tác pháp chế thời gian vừa qua cũng như 06 tháng đầu năm 2020. Mặt khác, đồng chí đề nghị các cơ quan, đơn vị và công chức làm công tác pháp chế cần tăng cường hơn nữa trong việc chỉ đạo và tham mưu về công tác này trong thời gian tới. Nhằm tháo gỡ vướng mắc trong công tác lập dự toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đồng chí đề nghị hàng năm phòng Giáo dục và Bổ Trợ tư pháp phải sớm tham mưu lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Phổ biến, giáo dục pháp luật để làm cơ sở cho việc lập dự toán kinh phí theo Luật ngân sách nhà nước./.

Tác giả: Phạm Thị Mai Ân

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây