Tổng cục Thống kê họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023

Thứ tư - 03/01/2024 08:02
Sáng ngày 29/12/2023, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023. Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương chủ trì buổi họp báo.

Tham dự họp báo trực tiếp tại điểm cầu Tổng cục Thống kê có các Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Trung Tiến, Lê Trung Hiếu; đại diện lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc TCTK; các cơ quan báo chí, truyền thông. Tham dự trực tuyến qua các điểm cầu có lãnh đạo Cục và đại diện phòng nghiệp vụ thuộc 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
hop bap TCTK 1
Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 do Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương trình bày tại Họp báo: Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, toàn diện hơn, gia tăng căng thẳng địa chính trị, xung đột - giao tranh đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau dịch Covid-19. Các vấn đề về suy thoái, lạm phát, gia tăng bảo hộ thương mại, biến đổi khí hậu… ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu của khu vực và thế giới. Nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của nước ta tăng trưởng kinh chậm lại, nợ công tăng cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro; tổng cầu thế giới suy giảm đã tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 được các tổ chức quốc tế điều chỉnh so với dự báo trước đây nhưng hầu hết các dự báo đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2022.

Trong bối cảnh đó, với sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 tiếp tục xu hướng phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực đạt được mục tiêu đề ra và tiếp tục là điểm sáng về kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong năm 2023 như sau:

GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước. Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Về sử dụng GDP năm 2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 3,52% so với năm 2022, đóng góp 41,04% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 4,09%, đóng góp 26,64%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 2,54%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 4,33%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 32,32%.

Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 tăng trưởng tích cực, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế. Diện tích lúa cả năm 2023 ước đạt 7,12 triệu ha, tăng 10,1 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước đạt 61 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,5 triệu tấn, tăng 0,8 triệu tấn.  Sản lượng thủy sản năm 2023 ước đạt 9.312,3 nghìn tấn, tăng 2,2% so với năm trước,...

Sản xuất công nghiệp quý IV/2023 tăng trưởng tích cực hơn quý III/2023, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 6,86% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%.

Tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường năm 2023 đạt 217,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,5% so với năm 2022. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý IV/2023 cho thấy: Có 69,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn và ổn định so với quý III/2023 và 30,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiêu dùng, vận tải, du lịch năm 2023 diễn ra sôi động. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước. Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt người, gấp 3,4 lần năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách quốc tế của năm 2023 nhưng chỉ bằng 70% năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Năm 2023, các tổ chức tín dụng đã thực hiện chính sách tín dụng an toàn, lành mạnh, duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán diễn biến đa chiều trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng vẫn là kênh huy động vốn tích cực cho nền kinh tế, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 10,8% so với cuối năm 2022.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 3.423,5 nghìn tỷ đồng, tăng 6,2% so với năm 2022, mức tăng này cải thiện hơn so với mức tăng 5,8% của 9 tháng, cho thấy trong quý IV/2023 việc thực hiện các công trình, dự án đầu tư đạt kết quả cao hơn các quý đầu năm.

Thu ngân sách Nhà nước năm 2023 ước giảm 5,4% so với năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 10,9% so với năm 2022, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng như chi trả kịp thời cho các đối tượng theo quy định.

Trong tháng Mười hai, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 63,54 tỷ USD, tăng 4,7% so với tháng trước và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2023 ước tính xuất siêu 28 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 3,58% so cùng kỳ năm trước. CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022. Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Năm 2023, dân số trung bình của Việt Nam là 100,3 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm mạnh và cơ bản duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây. Tình hình lao động, việc làm quý IV/2023 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng; tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước.

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2023, tình hình đời sống của hộ dân cư được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 4,95 triệu đồng/người/tháng, tăng 5,9% so với năm 2022. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

Để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, TCTK đưa ra một số nội dung trong tâm cần thực hiện, đó là: (1) Chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, mặt bằng lãi suất; kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. (2) Đẩy mạnh tiêu dùng, tập trung phát triển thị trường trong nước. (3) Bộ ngành, địa phương có các giải pháp quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, triển khai nhanh, hiệu quả các nhiệm vụ, dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2024. (4) đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất để chủ động nguồn cung đồng thời với tăng cường tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm đầu ra. (5) Tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. (6) Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp.
hop bao TCTK 2
Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu trình bày Báo cáo Kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị
tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP ở Việt Nam

Tại Họp báo, Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu đã trình bày Báo cáo về Kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP ở Việt Nam. Theo đó, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020-2023 lần lượt là 12,66%, 12,88%, 12,63% và 12,33%. Trung bình tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP các năm 2020-2023 đạt khoảng 12,62% và năm 2023 là 12,33%, trong đó ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,42% (chiếm 60,19%), số hóa các ngành khác đóng góp 4,91% (chiếm 39,81%). Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP có xu hướng giảm do ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị tăng thêm của hoạt động kinh tế số) giảm do nhu cầu thế giới giảm. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm tạo ra do ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý điều hành có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hoạt động số hóa của các ngành kinh tế ngày càng được tăng cường, đặc biệt là các ngành dịch vụ có xu hướng số hóa ngày càng tăng giúp tỷ trọng đóng góp giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ trong GDP từ 6,53% năm 2020 lên 6,65% năm 2023.
hop bap TCTK 3
Toàn cảnh buổi họp báo

Tại Họp báo, Phó Tổng cục trưởng TCTK Lê Trung Hiếu đã trình bày Báo cáo về Kết quả biên soạn chỉ tiêu tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP, GRDP ở Việt Nam. Theo đó, tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP các năm từ 2020-2023 lần lượt là 12,66%, 12,88%, 12,63% và 12,33%. Trung bình tỷ trọng giá trị tăng thêm kinh tế số trong GDP các năm 2020-2023 đạt khoảng 12,62% và năm 2023 là 12,33%, trong đó ngành kinh tế số lõi đóng góp 7,42% (chiếm 60,19%), số hóa các ngành khác đóng góp 4,91% (chiếm 39,81%). Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong GDP có xu hướng giảm do ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị tăng thêm của hoạt động kinh tế số) giảm do nhu cầu thế giới giảm. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ có giá trị tăng thêm tạo ra do ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác quản lý điều hành có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong việc đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, hoạt động số hóa của các ngành kinh tế ngày càng được tăng cường, đặc biệt là các ngành dịch vụ có xu hướng số hóa ngày càng tăng giúp tỷ trọng đóng góp giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ trong GDP từ 6,53% năm 2020 lên 6,65% năm 2023.

Nguồn tin: consosukien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,371
  • Hôm nay187,292
  • Tháng hiện tại6,900,156
  • Tổng lượt truy cập490,763,594
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây