Đề án quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước

Thứ năm - 25/07/2024 10:34

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 08/QĐ-UBND phê duyệt Đề án quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Với mục tiêu tổng quát là xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù; thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất, rừng được quy hoạch cho lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội và cộng đông dân cư vào các hoạt động lâm nghiệp, huy động tối đa các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng, phát triển nhanh và bền vững ngành lâm nghiệp; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh - quốc phòng; góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân nông thôn miền núi, dân tộc thiểu số và giữ vững quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, phát huy những giá trị về vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, môi trường rừng, tài nguyên đa dạng sinh học, các giá trị về văn hóa để cung cấp các sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, học tập, tham quan, nghiên cứu khoa học, góp phần giáo dục cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường. Chia sẻ lợi ích đối với người dân địa phương, tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đề án đề ra các mục tieu phấn đấu đến năm 2025, toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có được bảo vệ nghiêm ngặt; từng bước giải quyết, xử lý dứt điểm diện tích đất lâm nghiệp bị xâm canh, lấn chiếm trên địa bàn tỉnh; tập trung nâng cao chất lượng rừng bằng các biện pháp lâm sinh; nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng. Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020. Giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ đạt 12.778 tỷ đồng. Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 71,7% (tỷ lệ che phủ của rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) là 22,8% và tỷ lệ che phủ của cây lâu năm là 48,9%).

100% các Ban Quản lý rừng có tiềm năng về du lịch sinh thái nghỉ dường, giải trí hoàn thành việc lập Đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại các khu rừng. Thông qua các hình thức tự tổ chức thực hiện, liên doanh liên kết và cho thuê môi trường rừng để kêu gọi/chuẩn bị đầu tư được 07 dự án đầu tư về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí. Kết nối/lồng ghép các tuyến du lịch nội tỉnh với các sản phẩm du lịch đặc trưng của Bình Phước theo các tuyến đường Quốc lộ 14, ĐT 741, Quốc lộ 13, đặc biệt là tuyến du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh - Bình Phước - Campuchia - Lào - Thái Lan nhằm thu hút đông đảo du khách đến với Bình Phước.

Đến năm 2030, tiếp tục bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có; nâng cao chất lượng rừng bằng các biện pháp lâm sinh. Giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 02,0 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu ngành chế biến gỗ là 29.571 tỷ đồng. Đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm khoảng 65% (tỷ lệ che phủ của rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) khoảng 21% và tỷ lệ che phủ của cây lâu năm khoảng 44%). Tiếp tục triển khai có hiệu quả quản lý rừng bền vững tại 100% các đơn vị chủ rừng theo phương án đã được phê duyệt. Xúc tiến, kêu gọi đầu tư được 12 dự án về du lịch sinh thái nghỉ dường, giải trí. Phát triển du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, xây dựng mới cơ sở hạ tầng theo hướng chất lượng cao, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của du khách.

Để thực hiện được các mục tiêu cụ trên, Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Đó là, triển khai đồng bộ các quy hoạch, kế hoạch, đề án; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; ​​bảo vệ môi trường; huy động các nguồn lực đề quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tăng cường truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Đề án có hiệu quả, đúng tiến độ. 

 

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,487
  • Hôm nay521,600
  • Tháng hiện tại9,951,739
  • Tổng lượt truy cập469,844,426
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây