- Xây dựng và triển khai có hiệu quả Kế hoạch triển khai công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp.
+ Hoàn thành: Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh, cơ sở dữ liệu các ngành, cổng dữ liệu mở, kết nối, chia sẻ dữ liệu; kho dữ liệu cho người dân, tổ chức trên môi trường số, trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đồng bộ lên cổng Dịch vụ công quốc gia, đảm bảo an toàn an ninh thông tin để kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết dịch vụ công trực tuyến.
+ Triển khai hệ thống onegov – môi trường làm việc duy nhất trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển hệ thống dữ liệu phục vụ triển khai Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số
+ Hoàn thành và vận hành ổn định hạ tầng công nghệ thông tin: Hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm dữ liệu tỉnh (DC) để đảm bảo điều kiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ kết nối, khai thác, truy cập sử dụng các hệ thống thông tin, lưu trữ cơ sở dữ liệu của tỉnh.
+ Tiếp tục duy trì, triển khai Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh và kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (Cục Chuyển đổi số Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông) đảm bảo giám sát toàn bộ các thiết bị người dùng truy cập vào hệ thống dùng chung của tỉnh; nâng cấp, bổ sung các điểm cầu Hội nghị trực tuyến.
+ Phát triển và khai thác các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động chính quyền, hướng tới chuyển đổi số trên các lĩnh vực như: Y tế, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư.
- Phát triển nền tảng và hệ thống số:
Duy trì nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ của sở, ban, ngành, địa phương và kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) theo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin của sở, ban, ngành, địa phương.
Phát triển các hệ thống đặc thù sử dụng trong phạm vi toàn ngành, địa phương để tiết kiệm thời gian, chi phí triển khai, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Triển khai phát triển dịch vụ hạ tầng số phục vụ người dân
+ Rà soát, xóa các vùng lõm sóng trên địa bàn, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động.
+ Đảm bảo 100% các hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, xã được phê duyệt cấp độ ATTT; vận hành Hệ thống DC tỉnh trên giao thức IPV6.
+ Triển khai các giải pháp để phấn đấu: Từ 70% hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang; 70% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh; 40% người dân trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến; 30% người dân trưởng thành có chữ ký số; 70% người dân trưởng thành có một phần mềm bảo vệ an toàn thông tin mạng cơ bản; mỗi công dân có một danh tính số, mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản thanh toán số, 60% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.”
- Triển khai ứng dụng, dịch vụ nội bộ:
+ Triển khai hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, cụ thể: Duy trì, phát triển Trục liên thông LGSP nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu số, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ban, ngành, địa phương phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh; phần mềm Tài nguyên môi trường.
+ Ứng dụng mạnh mẽ, hiệu quả các công nghệ số mới như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), di động, internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), mạng xã hội và các công nghệ số mới trong xây dựng, triển khai các ứng dụng, dịch vụ chính quyền điện tử, chính quyền số tại sở, ban, ngành, địa phương.
- Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp:
+ Duy trì, phát triển hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính các cấp; đảm bảo tích hợp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến toàn trình, dịch vụ công trực tuyến một phần lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết dịch vụ công trực tuyến.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nâng cao chất lượng công chức, chất lượng công tác xây dựng thể chế và dân trí. Công chức có thể sử dụng trợ lý ảo để hỏi đáp về các lĩnh vực quản lý, văn bản pháp luật; có thể rà soát sự trùng lặp, mâu thuẫn của các văn bản pháp luật trong quá trình dự thảo. Người dân có thể sử dụng trợ lý ảo để hỏi đáp về các vấn đề pháp lý.
+ Tiếp tục phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, triển khai đăng ký thuê bao chữ ký số công cộng cho tổ chức, cá nhân; đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Xây dựng và phát triển đô thị thông minh:
+ Duy trì, triển khai Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh và hoàn thành Trung tâm điều hành thông minh tại 100% đơn vị cấp huyện và cung cấp cho cấp xã sử dụng.
+ Duy trì và phát triển Hệ thống điều khiển, giám sát giao thông thông minh trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thành việc triển khai thí điểm các ứng dụng, dịch vụ chuyển đổi số: Triển khai mô hình thí điểm Chuyển đổi số cho các đối tượng Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.