Phát triển hạ tầng số phải đảm bảo tính kế thừa, có bước đi và lộ trình cụ thể

Thứ năm - 11/07/2024 08:07 22
Phát triển hạ tầng số phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể. Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ, trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số là yêu cầu mà UBND tỉnh đã đưa ra tại Kế hoạch số 319/KH-UBND ngày 13/10/2023 về phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2023-2025.
Tại kế hoạch đã đưa ra mục tiêu đến năm 2025, như sau:
1. Mạng viễn thông băng rộng di động
 - Số thuê bao băng rộng di động/100 dân: 100/100 dân.
- Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh/tổng thuê bao điện thoại di động: 100%.
 - Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh: 100%.
- Tốc độ băng rộng di động (tốc độ tải xuống theo i-Speed): 70 Mbps.
- Tỷ lệ thôn, ấp được phủ sóng di động băng rộng: 100%.
 - Tỷ lệ dùng chung vị trí Trạm thu phát sóng di động (BTS): 25%.
 2. Mạng viễn thông băng rộng cố định
 - Số thuê bao băng rộng cố định/100 dân: 60/100 dân.
- Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có truy nhập internet băng rộng cáp quang: 100%.
 - Tốc độ băng rộng cố định (tốc độ tải xuống theo i-Speed): 95 Mbps. - Tỷ lệ thôn, ấp được phủ băng rộng cố định (cáp quang FTTH): 100%.
3. Hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây
- Tỷ lệ hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây: 100%.
- Trung bình mỗi người dân có 01 tài khoản sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.
4. Hạ tầng công nghệ số
- Phát triển ứng dụng công nghệ AI, blockchain, IoT hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị.
- Xây dựng và thiết lập hệ thống tiêu chuẩn AI, blockchain, IoT tạo ra một hạ tầng công nghệ số an toàn, có thể kiểm soát và phù hợp với yêu cầu của tỉnh.
- Tổ chức nhóm các chuyên gia hỗ trợ sự phát triển công nghệ AI, blockchain, IoT cho tỉnh.
5. Nền tảng số có tính chất hạ tầng
 - Tỷ lệ cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số có tính chất hạ tầng: 100%.
 - Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số có tính chất hạ tầng: 50%
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhiệm vụ chung: Hỗ trợ phát triển hạ tầng số, sử dụng chung hạ tầng viễn thông với hạ tầng kỹ thuật liên ngành; Hỗ trợ bảo vệ hạ tầng số, xử lý các vụ việc phá hoại hạ tầng số, cản trở xây dựng các công trình viễn thông trên địa bàn; thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hạ tầng số đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông tại các địa bàn, khu vực cần khuyến khích đầu tư; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện Kế hoạch theo đúng chức năng nhiệm vụ được giao nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông; tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông của tỉnh. Đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập925
  • Hôm nay7,365
  • Tháng hiện tại4,625,899
  • Tổng lượt truy cập411,367,753
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây