Phấn đấu 100% hồ sơ thủ tục hành chính tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn cho người dân, tổ chức

Thứ tư - 31/01/2024 16:58 162
Thực hiện Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Sở Thông tin và Truyền thông ban hành kế hoạch số 07/KH-STTTT về cải cách hành chính Nhà nước năm 2024.
     Nhằm xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Sipas), chỉ số Quản trị hành chính công (Papi), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và các Chỉ số khác có liên quan trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đảm bảo 100% TTHC được cập nhật, công bố đầy đủ, kịp thời theo quy định, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quôc gia, 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn cho người dân, tổ chức
 Theo đó, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông yêu cầu các phòng, đơn vị; công chức, viên chức nhận thức đầy đủ, xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ, hiệu quả, đúng thời gian, bám sát Kế hoạch đề ra với các nhiệm vụ như sau:
      1. Cải cách thể chế
Nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bảo đảm  tính thống nhất, minh bạch, đồng bộ và khả thi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Triển khai, phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật đến đội ngũ công chức, viên chức và người lao động biết và thực hiện. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục tại Sở bằng nhiều hình thức: Ngày pháp luật, trên website của Sở...
      2. Cải cách thủ tục hành chính 
Thực hiện kiểm soát TTHC theo quy định của pháp luật. Đảm bảo thời gian hẹn trả thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, tuyệt đối không để người dân phải đi lại nhiều lần. Kiểm soát chặt chẽ quá trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo thực chất, trung thực (nghiêm cấm việc kết thúc hồ sơ khi chưa hoàn thành công việc, chưa có kết quả giải quyết thủ tục hành chính…).
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử, thanh toán trực tuyến. Đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng năng suất lao động cho tổ chức và công dân
      3. Cải cách tổ chức bộ máy
Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan theo quy định; thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức theo quy định.
Thực hiện việc phân cấp gắn với quyền hạn và trách nhiệm; khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của ngành trong thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước.
Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ trong cơ quan, đặc biệt trong việc sử dụng và tiết kiệm triệt để tài sản công của cơ quan như: điện, nước, văn phòng phẩm; Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch chế độ, chính sách tài chính công theo quy định.

      4. Cải cách công vụ
      Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có chất lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ Nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triến của ngành.
     Tiếp tục chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả quy định của Chính phủ, quy định của tỉnh về đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức, lấy kết quả việc đánh giá, phân loại cơ sở cho việc đề xuất hình thức thi đua, khen thưởng. 
      5. Cải cách tài chính công
      Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ trong cơ quan, đặc biệt trong việc sử dụng và tiết kiệm triệt để tài sản công của cơ quan như: điện, nước, văn phòng phẩm; Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch chế độ, chính sách tài chính công theo quy định.
       6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số
       Xây dựng và triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số và thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đảm bảo mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
      Tiếp tục duy trì, triển khai Hệ thống giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng (SOC) của tỉnh và kết nối và chia sẻ thông tin với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (Cục Chuyển đổi số Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông) đảm bảo giám sát toàn bộ các thiết bị người dùng truy cập vào hệ thống dùng chung của tỉnh; nâng cấp, bổ sung các điểm cầu Hội nghị trực tuyến
Phát triển, khai thác các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động chính quyền, hướng tới chuyển đổi số lĩnh vực: Y tế, giáo dục, tài nguyên và môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, kế hoạch và đầu tư.
        Triển khai các giải pháp để phấn đấu: Từ 70% hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang; 70% người dân trưởng thành có điện thoại thông minh; 40% người dân trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến; 30% người dân trưởng thành có chữ ký số; 70% người dân trưởng thành có một phần mềm bảo vệ an toàn thông tin mạng cơ bản;  mỗi công dân có một danh tính số, mỗi người dân trưởng thành có một tài khoản thanh toán số, 60% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản.”
     Tiếp tục phát triển, tích hợp các ứng dụng thanh toán điện tử, triển khai đăng ký thuê bao chữ ký số công cộng cho tổ chức, cá nhân; đa dạng hóa các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để phổ cập, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ thanh toán điện tử một cách rộng rãi, đảm bảo tạo điều kiện thun lợi cho cá nhân, tổ chức trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
       Xem chi tiết Kế hoạch số 05/KH-STTTT tại đây./.
        

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,326
  • Hôm nay975,155
  • Tháng hiện tại11,473,696
  • Tổng lượt truy cập384,594,033
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây