Chính thức áp thuế chống bán phá giá sản phẩm plastic nhập khẩu

Thứ bảy - 25/07/2020 15:53 1698
Bộ Công Thương mới ban hành Quyết định số 1900/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen (tên thường gọi là màng BOPP) có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaysia.

Theo đó, từ ngày 23/7/2020 sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có độ dày từ 10 micron tới 80 micron và độ rộng từ 115mm tới 7800mm thuộc các mã HS 3920.20.10 và 3920.20.91 có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Thái Lan và Malaysia với mức thuế từ 9,05% đến 23,71%.

Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan Hải quan xác định mức thuế chống bán phá giá  chính thức thông qua việc kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), cụ thể như sau:

Nếu người khai hải quan không xuất trình được C/O thì áp dụng mức thuế bán phá giá là 23,71%;

Nếu người khai hải quan xuất trình được C/O từ các nước, vùng lãnh thổ khác không phải Trung Quốc hoặc Thái Lan hoặc Malaysia thì không phải nộp thuế chống bán phá giá.

Nếu người khai hải quan xuất trình được C/O từ Trung Quốc hoặc Thái Lan hoặc Malaysia thì áp dụng như sau:

Nếu không xuất trình được giấy chứng nhận công ty sản xuất thì nộp thuế bán phá giá là 23,71% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,42% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

Nếu xuất trình được giấy chứng nhận công ty sản xuất nhưng không trùng với tên của một trong các công ty sản xuất, xuất khẩu nêu trong cột 1 Điều 4 thông báo thì nộp thuế bán phá giá là 23,71% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,42% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

Nếu xuất trình được giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên của một trong các công ty sản xuất, xuất khẩu nêu trong Cột 1 Điều 4 thông báo mà tên công ty xuất khẩu (trên hóa đơn thương mại) trùng với tên công ty sản xuất, xuất khẩu hoặc công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Điều 4. 

Nếu xuất trình được giấy chứng nhận công ty sản xuất trùng với tên của một trong các công ty sản xuất, xuất khẩu nêu trong Cột 1 Điều 4 thông báo mà tên công ty xuất khẩu (trên hóa đơn thương mại) không trùng với tên công ty sản xuất, xuất khẩu hoặc công ty thương mại liên quan tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp thuế bán phá giá là 23,71% đối với hàng hóa có C/O từ Trung Quốc, 20,35% đối với hàng hóa có C/O từ Thái Lan và 23,42% đối với hàng hóa có C/O từ Malaysia.

Trên cơ sở xem xét ý kiến hợp lý của các bên liên quan, Bộ Công Thương cũng đã quyết định loại trừ một số sản phẩm màng BOPP đặc biệt khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp chống bán phá giá do ngành sản xuất trong nước không sản xuất được những chủng loại sản phẩm này.

Trước đó, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện doanh nghiệp sản xuất trong nước, ngày 4/8/2019, Bộ Công Thương đã quyết định khởi xướng điều tra vụ việc. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan.

Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất sản phẩm màng BOPP trong nước đã và đang chịu thiệt hại đáng kể trong thời gian vừa qua, thể hiện ở các yếu tố như sự sụt giảm nghiêm trọng của lượng hàng bán, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, công suất sản xuất. Bên cạnh đó, biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu được xác định là từ 9,05% đến 23,71%.

Ngày 18/3/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 880/QĐ-BTC về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với màng BOPP.

Trên cơ sở kết quả điều tra, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế CBPG chính thức đối với sản phẩm màng BOPP nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia để giảm thiểu thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước do tác động từ lượng lớn các sản phẩm màng BOPP nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam.

Mức thuế chống bán phá giá chính thức dao động từ 9,05% đến 23,71% về cơ bản thấp hơn mức thuế sơ bộ được áp dụng trước đó, phản ánh sự cân nhắc hài hòa giữa quyền lợi của ngành sản xuất trong nước, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của các ngành công nghiệp hạ nguồn sử dụng sản phẩm màng BOPP.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày 23/7/2020 trừ trường hợp được thay đổi theo Quyết định khác của Bộ Công Thương căn cứ trên kết quả rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Tác giả bài viết: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,567
  • Hôm nay124,839
  • Tháng hiện tại3,306,242
  • Tổng lượt truy cập389,849,295
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây