I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Vụ Đông xuân năm 2021-2022 toàn tỉnh ước tính gieo trồng được 6.393 ha,
giảm 5,3% (-174 ha) so với chính thức vụ Đông xuân năm 2020-2021. Tháng Tư bà con nông dân tiếp tục xuống giống vụ mùa cũng như thu hoạch các loại cây vụ
Đông xuân. Trong tháng Tư toàn tỉnh ước gieo trồng đạt 6.810 ha, giảm
2,45% (-171 ha) so với cùng kỳ. (chia ra: Lúa Đông Xuân thực hiện được 2.804 ha, tăng 0,21% (+15 ha), sản lượng ước đạt 9.351 tấn (+178 tấn); Lúa Mùa 100 ha (+9 ha). Diện tích lúa Đông xuân của tỉnh không lớn phụ thuộc vào nguồn nước thiên nhiên.
Cây ngô gieo trồng được 447 ha (+62 ha) so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 1.596 tấn (+179 tấn). Tương ứng: Khoai lang 57 ha (+1 ha), sản lượng 291 tấn (+63 tấn); Khoai mỳ 1.003 ha, giảm 16,90% (-204 ha). Rau các loại 1.442 ha (+44 ha); sản lượng 9.156 tấn (+397 tấn); Cây đậu các loại 63 ha (+3 ha); sản lượng 45 tấn (+3 tấn); Cây mía 44 ha (-22 ha). Diện tích cây mía của tỉnh nhỏ lẻ, được trồng chủ yếu làm nguyên liệu chế biến nước giải khát; Rau các loại 1.442 ha (+44 ha), sản lượng đạt 9.156 tấn (+397 tấn); Cây hàng năm khác 77 ha (-6 ha) so cùng kỳ.
Tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh ước tính có 440.850 ha, trong đó: Cây ăn trái hiện có 12.830 ha, chiếm 2,91% trên tổng số cây lâu năm. Các loại cây ăn trái như: cam, quýt, bưởi, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, dứa, chuối, xoài... ngày càng được áp dụng khoa học kỹ thuật từ việc đầu tư trang thiết bị máy móc, phân bón, cây giống, lai tạo…để có năng suất chất lượng cao. Thời điểm này hầu như các loại cây ăn trái đã ra bông đậu trái và đang thu hoạch.
Các loại cây công nghiệp lâu năm có diện tích lớn và cũng là các loại cây chủ lực của tỉnh là cây điều, cây tiêu, cây cao su, và cây cà phê với tổng diện tích hiện có 427.078 ha, chiếm 96,88% trên tổng diện tích cây lâu năm của toàn tỉnh. Trong đó: Cây điều hiện có 152.180 ha, sản lượng ước đạt 151.000 tấn (-84.610 tấn). Cây hồ tiêu hiện có 15.100 ha, sản lượng ước đạt 29.100 tấn (+1.324 tấn). Cây cao su hiện có 245.100 ha, lũy kế sản lượng mủ khai thác ước đạt 41.782 tấn, tăng 1.217 tấn so với cùng kỳ năm 2021. Cây cà phê hiện có 14.590 ha. Các loại cây công nghiệp lâu năm tỉnh Bình Phước tiếp tục rà soát thống kê diện tích bị xâm canh trong đất lâm phần. Năng suất, sản lượng điều năm 2022 giảm mạnh so với vụ điều năm 2021 nguyên nhân chủ yếu là do năm nay mưa trái mùa nhiều trong lúc điều ra bông tỷ lệ đậu trái thấp.
Về giá bán các sản phẩm như sau: Mủ cao su sơ chế 35.081 đồng/kg, cà phê nhân 41.272 đồng/kg, hạt điều khô 29.224 đồng/kg, hạt tiêu khô 81.206 đồng/kg.
Tình hình sâu bệnh: Công tác bảo vệ thực vật vẫn được các cấp, các ngành duy trì quan tâm do đó tình hình sâu bệnh trên các loại cây trồng đều ở mức hại nhẹ ảnh hưởng không đáng kể đến sinh trưởng và phát triển cây trồng.
b. Chăn nuôi
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo sản xuất chăn nuôi theo quy hoạch và dự án phát triển chăn nuôi đã được UBND tỉnh phê duyệt; chú trọng phát triển chăn nuôi công nghiệp gắn chuỗi giá trị đang chuyển biến rõ nét cả về quy mô và tổ chức sản xuất. Đến ngày 15 tháng 4 năm 2022. Ước tính tổng đàn trâu hiện có 12.560 con, tăng 0,24% (+30 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng ước đạt 367 tấn, tăng 1,54% (+6 tấn); Đàn bò hiện có 39.050 con, tăng 0,33% (+130 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng ước đạt 958 tấn, tăng 0,49% (+5 tấn). Đàn heo hiện có 1.090.120 con, tăng 0,08% (+890 con) so với cùng kỳ; sản lượng xuất chuồng ước đạt 4.265 tấn, tăng 0,04% (+17 tấn). Đàn gia cầm hiện có 7.445 ngàn con, tăng 0,20% (+15 ngàn con) so với cùng kỳ, sản lượng xuất chuồng ước đạt 7.995 tấn, tăng 0,06% (+5 tấn); sản lượng trứng ước đạt 60.807 ngàn quả, tăng 0,12% (+70 ngàn quả).
Công tác thú y: Tình hình dịch bệnh trên tổng đàn gia súc, gia cầm và chăn nuôi khác ổn định không có biến động lớn, không có dịch bệnh lớn xảy ra; công tác tiêm phòng, khử độc, công tác kiểm dịch động vật vẫn được thực hiện theo kế hoạch và được kiểm tra, giám sát thường xuyên; duy trì các chốt kiểm dịch động vật, không có phát sinh dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật.
1.2. Lâm nghiệp
Tháng Tư mặc dù đã có mưa, nhưng các ngành chức năng tiếp tục duy trì thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Nhờ làm tốt công tác phòng chống cháy rừng, nên trong tháng trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ cháy rừng nào.
Trong tháng Tư toàn tỉnh ước tính khai thác được 958 m3 gỗ (+8 m3) so với cùng kỳ, lũy kế sản lượng gỗ khai thác ước đạt 3.703 m3 (+33 m3); lượng củi khai thác trong tháng ước đạt 126 Ste (+4 Ste), lũy kế lượng củi ước đạt 482 Ste (+10 Ste).
1.3. Thủy sản
Tiếp tục duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản với 1.300 ha hiện có, tháng Tư toàn tỉnh ước thu hoạch được 319 tấn (-5 tấn) so với cùng kỳ, lũy kế sản lượng cá thu được ước đạt 1.194 tấn, giảm 1% (-12 tấn); trong đó: Sản lượng thủy sản khai thác tự nhiên trong tháng thu được 124 tấn, giảm 1,59% (-2 tấn); sản lượng thủy sản nuôi trồng thu được 1.070 tấn, giảm 0,93% (-10 tấn). Lĩnh vực thủy sản tỉnh Bình Phước có xu hướng ngày càng giảm về diện tích do đô thị hóa nhanh, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh phân bố không đồng đều, phần lớn diện tích nuôi trồng nhỏ, lẻ nuôi trồng để tự tiêu là chính, ít có diện tích nuôi lớn, sản xuất mang tính hàng hóa nên hàng năm hiệu qủa thu được trên một đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản là không cao.
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp tháng Tư tiếp tục xu hướng phục hồi từ kết quả sản xuất kinh doanh trong quý I/2022. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng Tư ước tính giảm 2,65% so với tháng trước và tăng 18,82% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản xuất và phân phối điện tăng 7,92% và tăng 4,32%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 20,79% và tăng 0,42%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,35% và tăng 20,39%; khai khoáng giảm 2,56% và giảm 9,95%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 20,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,15%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,40%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,57%; công nghiệp khai khoáng giảm 10,50%.
Trong 4 tháng đầu năm nay, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự phục hồi nhanh, tăng trưởng trở lại. Các doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể. Một số ngành đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 57,81%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 31,10%; Sản xuất đồ uống tăng 14,53%; sản xuất thiết bị điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,61%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,25%; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 7,99%; In, sao chép bản ghi các loại tăng 7,41%; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 1,12%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 4 tháng năm 2022 tăng cao hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử tăng 9,1 lần; Các loại van khác chưa được phân vào đâu tăng 57,81%; Dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự tăng 53,66%; Dịch vụ sản xuất giày, dép tăng 40,19%; Dịch vụ sắp chữ in (khuôn in) hoặc trục lăn và các phương tiện truyền thông đại chúng dùng trong in tăng 163%; Hạt điều thô tăng 23,67%; Ván ép từ gỗ và các vật liệu tương tự tăng 19,71%; Dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại tăng 13,78%; Dịch vụ hoàn thiện sản phẩm dệt khác tăng 7,58%; Dịch vụ in trờn sợi và vải (gồm cả đồ để mặc) tăng 4,92%...Song song đó cũng có một số sản phẩm giảm: Gỗ cưa hoặc xẻ (trừ gỗ xẻ tà vẹt) giảm 62,24%; Dịch vụ sản xuất tấm, phiến, ống và các mặt nghiêng bằng plastic giảm 51,05%; Sản phẩm in khác (quy khổ 13cmx19cm) giảm 72,75%; Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) giảm 51,78%...
Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Tư ước tính tăng 6,68% so với tháng trước và tăng 17,02% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tăng 10,64%, trong đó: Khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 1,41%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 48,78%; Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 41,66%. Chia theo ngành kinh tế, trong 4 tháng đầu năm, lao động đang làm việc trong ngành chế biến, chế tạo tăng 12,12% so với cùng kỳ năm 2021 trong đó tăng mạnh ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 40 lần; sản xuất xe có động cơ tăng 22,62%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 97,07%; sản xuất trang phục tăng 59,41%; Dệt tăng 45,91%.
3. Bán lẻ hàng hóa, hoạt động của các ngành dịch vụ
3.1. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng
Tháng Tư tỉnh cùng doanh nghiệp triển khai các phương án thích ứng an toàn, linh hoạt, đảm bảo kiểm soát tình hình dịch Covid-19, việc thực hiện mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh, du lịch, nhà hàng, khách sạn trong trạng thái bình thường mới đã tạo đà tích cực cho sự phục hồi ngành thương mại, dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh tháng 4/2022 ước tính đạt 4.965,04 tỷ đồng, tăng 5,09% so với tháng trước và tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 4.118,17 tỷ đồng, tăng 4,70%, tăng 3,50%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 482,97 triệu đồng, tăng 5,57%, tăng 6,26%; doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 0,44 tỷ đồng, tăng 65,39%, giảm 20,18% so cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác đạt 363,46 tỷ đồng, tăng 8,88%, tăng 14,07% so cùng kỳ.
Lũy kế 4 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 18.974,77 tỷ đồng, tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính đạt 15.838,65 tỷ đồng, tăng 1,08% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.850,26 tỷ đồng, tăng 3,02% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lữ hành đạt 1,09 tỷ đồng, giảm 13,42% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác đạt 1.284,77 tỷ đồng, tăng 3,47% so cùng kỳ.
3.2. Giao thông vận tải
Vận tải hàng hóa trong tháng Tư tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu vận chuyển và lưu thông hàng hóa, doanh thu vận tải hàng hóa tăng 13,54% so với cùng kỳ. Riêng vận tải hành khách vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, doanh thu vận chuyển hành khách trong tháng giảm 8,64%.
Vận tải hành khách: Trong tháng Tư, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 1.067,31 ngàn hành khách, tăng 18,04% so với tháng trước và giảm 11,59% so với cùng kỳ; số lượt hành khách luân chuyển trong tháng ước đạt 134.336,08 ngàn hành khách.km, tăng 18,12% và giảm 10,79%; doanh thu ước tính đạt 99.164,52 triệu đồng, tăng 18,29% và giảm 8,64%.
Lũy kế số lượt hành khách vận chuyển đạt 2.421,16 ngàn lượt hành khách, giảm 52,95% so với cùng kỳ năm trước; số lượt hành khách luân chuyển đạt 303.897,12 ngàn lượt hành khách.km, giảm 48,35%; doanh thu đạt 224.046,78 triệu đồng, giảm 47,32% (Bốn tháng đầu năm 2021 vận chuyển tăng 29,86%; luân chuyển tăng 29,32% và tăng 23,43% so với cùng kỳ năm trước).
Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng Tư ước đạt 315,1 ngàn tấn, tăng 1,71% so với tháng trước và tăng 9,81% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 21.538,4 ngàn tấn.km, tăng 0,39%
và tăng 10,21%; doanh thu ước tính đạt 73.054 triệu đồng, tăng 1,18% và tăng 13,54%.
Lũy kế khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1.242,05 ngàn tấn, tăng 6,99% so với cùng kỳ năm trước; khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 83.794,67 ngàn tấn.km, tăng 4,74%; doanh thu đạt 282.463,70 triệu đồng, tăng 6,76% (Bốn tháng đầu năm 2021 tăng 14,30% về vận chuyển và tăng 15,68% về luân chuyển)
Doanh thu hoạt động hỗ trợ vận tải: Tháng Tư ước tính đạt 11.742,60 triệu đồng, giảm 10,21% so với tháng trước và tăng 4,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế ước tính đạt 35.665,54 triệu đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân sản lượng vận tải hàng hóa tháng này tăng là do quá trình sản xuất kinh doanh mua bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và tiêu dùng của người dân tăng, trong khi hoạt động vận tải đường bộ ngày càng được đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối thuận tiện giữa các tỉnh thành dẫn tới doanh thu tăng nhiều so với tháng cùng kỳ của năm trước.
II. KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ
1. Chỉ số giá
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,78% so với tháng 12/2021 và tăng 1,67% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 4 tháng đầu năm 2022 tăng 1,23% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.
Tháng Tư, có 7/11 nhóm hàng chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,88% chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nước khoáng và nước có gas tăng; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47% do giá xăng, dầu, gas tăng đẩy giá thực phẩm tăng; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,23%; Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,07% do giá nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng làm cho giá vật liệu xây dựng tăng; giá gas tăng 2,86% do giá gas trong nước điều chỉnh tăng từ 14.000 đồng/bình 12 kg ; Nhóm giáo dục tăng 0,06% do nhu cầu mua sắm sách vở, dụng cụ học tập và chi phí vận chuyển tăng; Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,04% do vì đang là thời điểm giao mùa, đồng thời học sinh, sinh viên quay trở lại trường nên nhu cầu may mặc tăng cao; Nhóm văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,02% tăng chủ yếu ở thiết bị văn hóa.
Song song đó có 3/11 nhóm giảm giá: Nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,01%; Nhóm giao thông giảm 0,62% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh tăng, giảm giá xăng, dầu ; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,07% so với tháng trước.
Trong 4 tháng đầu năm, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng so với bình quân cùng kỳ: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,85%; đồ uống ngoài gia đình tăng 3,46; nhóm giao thông tăng 19,12%; Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,04%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,70%; Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,85%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,13%... Có 3/11 nhóm hàng CPI bình quân 4 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD giảm 5,25%; Bưu chính, viễn thông giảm 1,13%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,16%.
Chỉ số giá vàng tháng Tư tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 6,07% so với tháng 12/2021 và tăng 8,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá vàng tăng 2,91% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng Tư tăng 0,12% so với tháng trước, tăng 0,34% so với tháng 12/2021 và giảm 0,66% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu 2022, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 1,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
2. Đầu tư, xây dựng
Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư ước tính đạt 280.532 triệu đồng, tăng 5,48% so với tháng trước và tăng 5,58% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thực hiện 214.510 triệu đồng, tăng 5,97% và tăng 5,88; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 66.022 triệu đồng, tăng 3,94% và đạt 4,60%.
Tính chung 4 tháng đầu năm, vốn thực hiện đạt 936.061 triệu đồng, tăng 19,17% so với cùng kỳ năm trước và bằng 3,87% kế hoạch năm 2022. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước cấp tỉnh thực hiện 722.260 triệu đồng, tăng 21,90% so với cùng kỳ năm trước và đạt 13,26% kế hoạch năm; vốn ngân sách Nhà nước cấp huyện thực hiện 213.801 triệu đồng, tăng 10,79% và đạt 14,91%. Trong tháng tiếp tục thi công các công trình trọng điểm như: Đường phía Tây QL 13 đoạn Chơn Thành - Hoa Lư tỉnh Bình Phước; Đường giao thông kết hợp du lịch hồ thủy lợi Phước Hòa; Xây dựng tuyến kết nối ĐT.753B với đường Đồng Phú - Bình Dương (đoạn Lam Sơn - Tân Phước); Hạ tầng kỹ thuật tuyến đường Minh Hưng - Đồng Nơ (3 hạng mục phát sinh, gồm: điện chiếu sáng công cộng, đường dây 22KVA và trạm biến áp, trồng cây sao đen hai bên đường); Xây dựng mương thoát nước và đường giao thông ngoài Khu công nghiệp và khu dân cư Becamex Bình Phước (giai đoạn II); …
Đầu tư trong nước, trong tháng Tư đã thu hút 01 dự án với số vốn là 70 tỷ đồng. Lũy kế toàn tỉnh cấp mới 20 dự án với số vốn là 2.770 tỷ đồng.
Đầu tư nước ngoài (FDI), trong tháng Tư thu hút được 05 dự án với số vốn 13,304 triệu USD; Tổng vốn cấp mới và thay đổi trong tháng Tư là 12,304 triệu USD, bằng 75% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế đã thu hút được 14 dự án với tổng vốn là 39,892 triệu USD; điều chỉnh vốn 05 dự án với số vốn tăng 1,78 triệu USD; Tổng vốn cấp mới và thay đổi được 41,672 triệu USD, bằng 9,61% so với cùng kỳ năm 2021.
Về phát triển doanh nghiệp: Thành lập mới 129 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 1.875 tỷ đồng, giảm 7,2% về số doanh nghiệp, giảm 32,5% về số vốn so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế, toàn tỉnh cấp mới 401 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 5.170 tỷ đồng, giảm 2,2% về số doanh nghiệp, giảm 37% về số vốn đăng so với cùng kỳ năm 2021, đạt 40% kế hoạch năm; có 150 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 3,4% so với cùng kỳ; có 204 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng, tăng 9% so với cùng kỳ; có 47 doanh nghiệp đăng ký giải thể, bằng so với cùng kỳ.
3. Tài chính, ngân hàng
3.1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 4 tháng đầu năm ước thực hiện 4.920.305 triệu đồng, đạt 40,38% dự toán Trung ương giao (đạt 37,42% dự toán HĐND tỉnh giao) và tăng 8,50% cùng kỳ năm 2021, trong đó: Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh là 501.388 triệu đồng đạt 50,54% so với dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 37,14% so với cùng kỳ; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 644.486 triệu đồng, đạt 40,79% và giảm 35,26%; Thu tiền sử dụng đất là 1.315.341 triệu đồng, đạt 24,82% và giảm 2,83%.
3.2. Chi ngân sách địa phương
Chi ngân sách địa phương 4 tháng đầu năm 2022 ước thực hiện là 5.334.487 triệu đồng, đạt 34,08% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 21,99% cùng kỳ, trong đó: Chi đầu tư phát triển là 3.185.471 triệu đồng, đạt 43,68% dự toán và tăng 42,07% so cùng kỳ; chi thường xuyên là 2.147.547 triệu đồng, đạt 27,24% và tăng 10,32%.
3.3. Ngân hàng
Diễn biến thị trường tiền tệ: lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản cho vay mới và cũ còn dư nợ ở mức 7,6-9,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức: 4,5%/năm; của QTDND là 5,5%/năm.
Huy động vốn: đến 31/3/2022 đạt 54.156 tỷ đồng, tăng 1.979 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 3,79% so với 31/12/2021. Trong đó, vốn huy động bằng Việt Nam đồng chiếm tỷ trọng lớn (99,04%), vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ chiếm 0,96% trên huy động vốn toàn địa bàn; đến 30/4/2022, huy động vốn ước đạt 54.700 tỷ đồng, so với cuối năm 2022 tăng 4,84%.
Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng đến 31/3/2022 đạt 99.971 tỷ đồng, tăng 9.369 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 10,34% so với 31/12/2021. Trong đó: dư nợ bằng Việt Nam đồng chiếm 91,77%, dư nợ bằng ngoại tệ chiếm 8,23%; dư nợ ngắn hạn chiếm 74,81%, dư nợ trung, dài hạn chiếm 25,19% so với tổng dư nợ cho vay; Đến 30/4/2022, dư nợ tín dụng ước đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 11,48% so với cuối năm 2021.
Chất lượng tín dụng: Nợ xấu đến 31/3/2022 tỷ lệ nợ xấu là 0,53% so với tổng dư nợ tín dụng toàn địa bàn.
III. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC
1. Lao động, việc làm
Trong tháng Tư, tổ chức tư vấn, giới thiệu nghề và việc làm cho 3.284 người; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng là 1.259 người và số người được hỗ trợ học nghề là 11 người. Lũy kế 4 tháng đầu năm, đã giới thiệu nghề và việc làm cho 6.342 lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng cho 3.944 lao động; hỗ trợ học nghề cho 31 lao động.
2. Đời sống dân cư
Nhìn chung đời sống dân cư tháng 4/2022 vẫn ổn định, trong tháng không xảy ra đói trên địa bàn tỉnh.
3. Công tác an sinh xã hội
Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh, trong tháng Tư đã tiếp nhận vào 85 học viên, giải quyết tái hoà nhập cộng đồng 23 học viên, khám và điều trị bệnh cho 3.945 lượt học viên, điều trị cắt cơn cho 84 học viên, trị thuốc ARV cho 08 học viên, điều trị lao 02 học viên, có 64 trường hợp bệnh nặng cần phải thường xuyên theo dõi. Trong 4 tháng đầu năm, đã tiếp nhận vào 187 học viên, giải quyết tái hòa nhập cộng đồng 95 học viện.
Thực hiện chính sách với người có công: Công tác giải quyết hồ sơ, trong tháng Tư đã giải quyết được tổng cộng 388 hồ sơ, trong đó tiếp nhận tại Trung tâm phục vụ hành chính công theo Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 7/10/2020 của UBND tỉnh là 126 hồ sơ và tiếp nhận tại Sở là 262 hồ sơ. Lũy kế 4 tháng đầu năm, đã giải quyết được tổng cộng 895 hồ sơ, trong đó tiếp nhận tại Trung tâm phục vụ hành chính công theo Quyết định số 2571/QĐ-UBND ngày 7/10/2020 của UBND tỉnh là 362 hồ sơ và tiếp nhận tại Sở là 533 hồ sơ).
4. Giáo dục, đào tạo
Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh như: tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng môn Tiếng Anh, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đại trà Chương trình GDPT 2018 cho CBQL, GV các cấp từ Tiểu học đến THPT, chuẩn bị công tác của các Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 năm học 2022-2023; triển khai các bước thực hiện biên soạn tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 3, lớp 7 và lớp 10, năm học 2022-2023.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Sở GD&ĐT tập trung chỉ đạo các trường, các phòng GD&ĐT hoàn thành học kì I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II, năm học 2021-2022, tất cả các trường học đều thực hiện đầy đủ quy chế chuyên môn theo quy định, hoàn thành chương trình đúng quy định tại khung kế hoạch thời gian năm học. Các trường đảm bảo đầy đủ thời gian, nội dung giảng dạy theo chương trình. Đến nay, gần hầu hết các trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh theo chương trình, kế hoạch thời gian năm học 2021-2022.
5. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác mạng lưới y tế, biên chế, đào tạo cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục thực hiện theo quy định. Các cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo tốt việc trực và điều trị bệnh; triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh; đặc biệt dịch bệnh Covid-19, Ngành Y tế tỉnh đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Trong tháng, toàn tỉnh không ghi nhận ca mắc sốt rét, giảm 01 ca so với tháng trước (01 ca), không có tử vong, không có dịch sốt rét xảy ra; Số ca mắc sốt xuất huyết là 84 ca, giảm 08 ca so với tháng trước, không có tử vong. Phát hiện 06 ổ dịch và xử lý 06 ổ dịch. Lũy kế có 219 ca sốt xuất huyết, tử vong 00, có 18 ổ dịch và xử lý 18 ổ dịch; 05 ca mắc bệnh tay, chân, miệng (không có tử vong); 93 ca bệnh nhân tiêu chảy; Uốn ván sơ sinh 01 ca, tăng 01 ca so với tháng trước; về phòng chống HIV/AIDS: 05 ca, tích lũy 3.863. Số AIDS mới phát hiện 03, tích lũy 1.844. Tử vong 02, tử vong do tích lũy 334. Tổng số bệnh nhân điều trị nhiễm trùng cơ hội 21 (Trong đó có 02 trẻ em), Tổng số bệnh nhân quản lý điều trị Methadone 88 ca.
6. Hoạt động văn hóa, thể thao
Công tác tuyên truyền: Tổ chức và thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Kết quả, thực hiện in ấn và thi công trang trí được: 1.050m băng rôn, 6.600m2 pano, 4.250m 2 banner; 2.500 lượt cờ các loại; tuyên truyền 750 giờ xe tuyên truyền với nhiều nội dung khác nhau; viết tin bài đăng trên trang web, tạp chí của ngành và của các đơn vị.
Nghệ thuật biểu diễn và hoạt động quần chúng: Trong tháng, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã dàn dựng clip chương trình tuyên truyền lưu động phát trên các trang mạng chính thống, triển khai hoạt động tuyên truyền với hình thức xe tuyên truyền lưu động phục vụ nhân dân, tổng số được 23 buổi, thu hút 912 lượt người xem. Hoạt động chiếu bóng lưu động phối hợp chiếu phim trên màng hình Led nhằm tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và công tác phòng, chống dịch được 93 buổi.
Hoạt động thư viện: Trong tháng, cấp 21 thẻ thư viện (cấp mới 11 thẻ và 10 thẻ gia hạn); phục vụ được 244.068 lượt bạn đọc (trong đó bạn đọc tại phòng đọc Thư viện 39 lượt, bạn đọc truy cập website: 244.008 lượt, Ebook: 21 lượt); tổng số lượt tài liệu lưu hành là 332 lượt; số hóa và đưa vào biên mục phục vụ bạn đọc 16 cuốn sách/10.200 trang; sưu tầm, đăng tin, bài viết lên website gồm có 966 tin.
Thể dục thể thao: Trong tháng, tổ chức thành công Giải Billiards Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Phước; thành lập đội tuyển tham dự Giải Vô địch Cúp các câu lạc bộ Đẩy gậy quốc gia năm 2022; hỗ trợ, hướng dẫn huyện Đồng Phú, thị xã Bình Long tổ chức Đại hội TDTT điểm cấp huyện.
Hoạt động du lịch: Trong tháng, hoạt động du lịch với lượt khách tham quan đạt: 62.188 lượt khách, giảm 28,85% so với cùng kỳ 2021; trong đó khách nội địa 62.000 lượt khách; khách quốc tế: 188 lượt khách. Tổng doanh thu đạt 27,36 tỷ đồng, giảm 54,01% so với cùng kỳ năm 2021.
7. Tai nạn giao thông
Trong tháng Tư, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 15 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và 01 vụ rất nghiêm trọng, làm 12 người chết, 26 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 11,11%; số người chết giảm 20%; số người bị thương tăng 85,71%. Tính chung 4 tháng năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm 41 người chết, 45 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông giảm 10,34%; số người chết giảm 8,89%; số người bị thương tăng 21,62%.
Lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện 4.733 trường hợp vi phạm TTATGT, tạm giữ 1.137 phương tiện, tước 441 GPLX, cảnh cáo 87 trường hợp, xử lý hành chính 3.265 trường hợp. Số tiền nộp kho bạc nhà nước 4.819 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là chạy quá tốc độ (105 trường hợp), không có giấy phép lái xe (693 trường hợp), không đội mũ bảo hiểm (697 trường hợp) và không đi đúng làn đường quy định (253 trường hợp).
8. Thiệt hại do thiên tai
Tháng 4 năm 2022 toàn tỉnh xảy ra 04 vụ thiên tai, do ảnh hưởng của thời tiết trên địa tỉnh đã có mưa trên diện rộng, do thời kỳ chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa nên đây là những cơn mưa đầu mùa thường kèm theo dông sét, gió giật mạnh, lốc xoáy gây thiệt hại đáng kể về tài sản, nhà cửa, cây trồng của người dân, cụ thể:
+ Thiệt hại về nhà cửa: Sập 3 căn nhà tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập. Tốc mái 16 căn nhà (1 căn tin xã Bình Minh, huyện Bù Đăng; 1 căn tin xã Bình Tân, huyện hú Riềng; 04 căn tin xã Phú Riềng, huyện hú Riềng; 03 căn tin phường Sơn Giang, thị xã Phước Long; 01 căn tin xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập; 05 căn tin xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập; 01 căn tin xã Minh Thắng, huyện Chơn Thành).
+ Thiệt hại về cây trồng: Gãy đổ 47,25 ha điều, 1 ha cao su và 0,1 ha sầu riêng; Thiệt hại về tài sản khác: Lật đổ 2 nhà xe khung sắt, mái tôn của xã Long Giang, thị xã Phước Long, 600 bao xi măng bị nước mưa làm hư hỏng. Ước tính giá trị thiệt hại do mưa, lốc xoáy gây ra khoảng 1.300 triệu đồng.
9. Tình hình cháy, nổ và bảo vệ môi trường
Trong tháng 4/2022, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 02 vụ cháy, ước tính thiệt hại 2 tỷ đồng và không có người chết. Tính chung 4 tháng, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 03 vụ cháy thiệt hại do cháy ước khoảng 2,67 tỷ đồng.
Các cơ quan chức năng đã phát hiện 20 vụ vi phạm môi trường, tiến hành xử lý 4 vụ vi phạm với số tiền xử phạt 10 triệu đồng. Tính chung 4 tháng, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 110 vụ vi phạm về môi trường và tiến hành xử lý 49 vụ vi phạm, nộp ngân sách Nhà nước 300 triệu đồng.
Trên đây là kết quả đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2022 trên địa bàn tỉnh, Cục Thống kê tỉnh Bình Phước kính báo cáo Tổng cục Thống kê, Tỉnh ủy và UBND tỉnh./.