Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Thứ ba - 27/08/2024 14:46

Nhằm bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững của quốc gia và trên phạm vi quốc tế.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 101/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phụ nữ, hòa bình và an ninh giai đoạn 2024 - 2030. Theo đó, sẽ phát triển và nhân rộng các chương trình, mô hình nhằm phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; rà soát, xác định một số mô hình, thực tiễn tiêu biểu về sự tham gia trực tiếp của phụ nữ trong cứu trợ và phục hồi; khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; đổi mới và triển khai các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng dành riêng cho phụ nữ. Ngoài ra, chú trọng nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ, trẻ em gái trong ứng phó với các thách thức trên không gian mạng; tập trung nguồn lực thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ tại các vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn.

Để bảo đảm và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới; nâng cao vai trò, vị thế, tiếng nói, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của phụ nữ trong tham gia các lĩnh vực hòa bình, an ninh. Chương trình hành động đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp, đơn cử như:

Nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đáp ứng nhu cầu cụ thể và thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của phụ nữ trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và thách thức an ninh phi truyền thống:

- Phát triển và nhân rộng các chương trình, mô hình nhằm phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;

- Rà soát, xác định một số mô hình, thực tiễn tiêu biểu về sự tham gia trực tiếp của phụ nữ trong cứu trợ và phục hồi trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống để phát triển, nhân rộng;

- Khuyến khích, hỗ trợ các sáng kiến về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong quá trình phục hồi trong bối cảnh khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng, chống, xử lý, ứng phó với sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống;

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, bao gồm trên nền tảng số, trong đó tập trung tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh;

- Đổi mới và triển khai các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng dành riêng cho phụ nữ trong quản lý rủi ro, phòng ngừa và ứng phó với các nguy cơ bạo lực, phục hồi và giải quyết các tác động tiêu cực của hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa và các thách thức an ninh phi truyền thống;

- Nâng cao nhận thức, năng lực cho phụ nữ, trẻ em gái trong ứng phó với các thách thức trên không gian mạng; xây dựng và nhân rộng mô hình và cách làm tốt về hỗ trợ phụ nữ ứng phó với thách thức trên không gian mạng;

- Tập trung nguồn lực thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ tại các vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn.

 

Tác giả: Ngọc Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập912
  • Hôm nay171,090
  • Tháng hiện tại10,785,385
  • Tổng lượt truy cập470,678,072
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây