Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân

Thứ tư - 19/08/2020 22:22
Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân
Thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 30/7/2020 Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Chỉ thị số 44-CT/TU về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân (viết tắt là Chỉ thị 44).
Theo Chỉ thị 44, Tỉnh ủy Bình Phước đánh giá qua hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả quan trọng; nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng lên; thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước được hoàn thiện; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân có bước chuyển biến tích cực, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn hạn chế: Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phương thức, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, việc sử dụng nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực xã hội phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thật hiệu quả; sự phối hợp giữa công tác xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật chưa chặt chẽ; ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, Nhân dân còn hạn chế.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, đồng thời nhằm triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, ngày 30/7/2020 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Chỉ thị số 44-CT/TU về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Nhân dân. Theo đó, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt các nội dung trọng tâm sau:
1. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, và tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Phải xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; đồng thời phát huy vai trò tích cực của Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – Nghề nghiệp và của mọi người dân. Lấy ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong công tác này.
 2. Triển khai thực hiện đầy đủ các quyết định, chính sách của trung ương về phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, ban hành mời các quy định có liên quan công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với tình hình hiện nay của tỉnh. Quan tâm bố trí nguồn lực cho công tác này, đồng thời có giải pháp hiệu quả huy động mọi nguồn lực xã hội cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó ưu tên bố trí nguồn lực cho các nhóm đối tượng đặc thù yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan, bộ phận tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên kiện toàn củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Quan tâm bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ người biết tiếng dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện hướng về cơ sở, gắn với việc xây dựng xã, phường, thị trấn đat chuẩn tiếp cận pháp luật. Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị thành viên Hội đồng; tăng cương công tác phối hợp giữa các cơ quan đơn vị cấp tỉnh với các địa phương trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để tránh trùng lặp về nội dung, đối tượng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dẫn đến lãng phí nguồn lực. Huy động sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân, Hội Luật gia, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Công an, Bộ đội biên phòng,… đặc biệt là sự tham gia của già làng, người có uy tín, người biết tiếng đồng bào dân tộc thiểu số và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương theo từng giai đoạn và yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội để lựa chọn nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp, trong đó chú trọng tuyên truyền các luật, các văn bản quy định liên quan trực tiếp nhiều đến đời sống nhân dân như về khiếu nại, tố cáo, đất đai, môi trường,… Kịp thời thông tin đầy đủ ngay từ khi soạn thảo các bộ luật, luật, văn bản dưới luật có tác động lớn đến các vấn đề mà  xã hội quan tâm, tạo sự đồng thuận cao trong thực thi chính sách, pháp luật.
Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, cách thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp, hiệu quả đối với từng nhóm đối tượng. Trong đó, đối với địa bàn có dông người dân tộc thiểu số sinh sống, địa bàn có mặt bằng dân trí chưa đượg nâng cao phải truyên truyền, phổ biến một cách bền bỉ, kiên trì “mưa dầm thấm lâu”, tăng cường tuyên truyền trực quan sinh đọng, dễ hiểu, dễ nhớ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, kỹ thuật số, các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Đài PTTH và Báo Bình Phước ưu tiên khung giờ, chuyên trang thu hút về phổ biến pháp luật thu hút đông đảo khán, thính giả, độc giả theo dõi, tìm hiểu pháp luật; dành thời lượng thỏa đáng đăng phát nội dung đối thoại, giải đáp, tư vấn pháp luật. Đổi mới toàn diện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
5. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhiệm vụ được giao, các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Tỉnh ủy tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW và Chỉ thị này.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; thường xuyên quan tâm kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ hoặc theo chỉ đạo của Trung ương, tham mưu Tỉnh ủy tổ chức sơ kết, tổng kết thực Chỉ thị này./.
 

Tác giả: Kim Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây