Nguy hiểm tiềm ẩn từ việc sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện giao thông

Thứ ba - 17/09/2019 15:52 2504
Hiện nay, tình trạng người tham gia giao thông vừa điều khiển phương tiện mô tô, xe máy vừa sử dụng điện thoại di động đang xảy ra khá phổ biến, nhất là đối với giới trẻ. Các hành vi như: nhắn tin, nghe điện, thậm chí là chụp ảnh trên  điện thoại di động khi đang lưu thông trên đường là thói quen hết sức nguy hiểm, được các cơ quan chức năng xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn giao thông “thảm khốc” trong thời gian vừa qua.
Việc sử dụng điện thoại khi đang tham gia giao thông sẽ làm người lái xe giảm sự tập trung,  tay lái không vững,  khó giữ được khoảng cách an toàn với xe phía trước và khi xảy ra va chạm sẽ phản ứng chậm hơn bình thường dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Đặc biệt, khi chạy xe trên đường cao tốc việc va chạm khi ở tốc độ cao sẽ gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu cho thấy, có khoảng 80% các vụ tai nạn xảy ra do tài xế bị mất tập trung (khoảng 3 giây) và do bấm số điện thoại (khoảng 5 giây) khiến cho phương tiện giao thông có thể dễ bị chệch hướng, xảy ra va chạm với những phương tiện khác.
Tại điểm c, Khoản 3, điều 30, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ: “Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính”.Nghị định 46/2016/NĐ-CP, ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe sẽ bị hạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng (điểm 1,Khoản 3, Điều 5); người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (điểm 0, Khoản 3, Điều 6); người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù) sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng (điểm h,Khoản 1, Điều 8)
Như vậy, mặc dù Luật Giao thông đường bộ đã quy định cụ thể về việc cấm sử dụng điện thoại và có chế tài xử lý đối với việc sử dụng điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi tham gia giao thông, nhưng tình trạng vi phạm vẫn khá phổ biến và chưa được lực lượng CSGT nhắc nhở, xử phạt triệt để. Đa phần người tham gia giao thông ý thức được sự nguy hiểm cũng như các rủi ro sẽ xảy ra nhưng do chủ quan nên vẫn cố tình vi phạm. Mặt khác, mức xử phạt theo quy định trên còn quá nhẹ, không có tính giáo dục nghiêm khắc đối với người vi phạm.
Để hạn chế tình trạng trên, lực lượng CSGT cần phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, phương tiện truyền thanh thực hiện chiếu phim, phát tờ rơi, tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của việc sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông cũng như các hành vi vi phạm khác quy định trong Luật Giao thông đường bộ, hậu quả và  chế tài xử lý cụ thể đối với người vi phạm. Mặt khác, cần chú trọng tuyên truyền các kiến thức về an toàn giao thông, kỹ năng xử lý tình huống, ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông… đến các tầng lớp nhân dân, nhất là đối tượng học sinh, thanh thiếu niên ở địa bàn dân cư. Qua đó, kêu gọi mọi người nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ để đảm bảo trật tự, kỷ cương đô thị.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người khi tham gia giao thông, mỗi người khi có nhu cầu liên lạc, nên quan sát, dừng xe theo quy định trước khi nghe, gọi điện thoại, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc do sự chủ quan của bản thân.
(ST-TH)

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây