Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh chùa Sóc Lớn

Thứ hai - 02/04/2018 22:44
(CTTĐTBP) - Chùa Sóc Lớn tọa lạc ấp Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) thuộc “Top 100 điểm du lịch văn hóa tâm linh được yêu thích” năm 2016 do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức bình chọn.
Soc Lon 1
Chánh điện trong chùa Sóc Lớn
 
Khi thành lập, chùa có tên là Retchamaha Chettava NaRam (có nghĩa là vị vua và là Thủy tổ của người Khmer), từng là nơi nuôi giấu chiến sĩ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Hiện nay, chùa mang tên Sóc Lớn - lấy tên sóc của người Khmer nơi chùa tọa lạc.

Chùa Sóc Lớn là ngôi chùa Khmer lâu đời nhất ở Bình Phước, được xây dựng năm 1931, đến năm 1937 chùa được khánh thành. Năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ, chùa bị trúng bom của đế quốc Mỹ và bị sập hoàn toàn. Phật tử và bá tánh cho lập một ngôi nhà tranh để thờ các bức tượng. Năm 1995, Đại đức Lý Sang đã vận động các phật tử cùng nhân dân đóng góp làm ngôi Sa La (nơi để sư dùng cơm và ở) như hiện nay.
 
Soc Lon 8
Kiến trúc của chùa Sóc Lớn thể hiện kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa Khmer
 
Kiến trúc của chùa Sóc Lớn đã thể hiện được kiến trúc tổng thể của một ngôi chùa Khmer, bao gồm nơi dạy học, Sa La, chánh điện, tháp thờ đức Phật… Đây là ngôi chùa theo phái Phật Giáo Nam Tông nên tượng thờ hầu hết là tượng Thích Ca đã có từ năm 1937 trở về trước.
 
Soc Lon 6
Chùa Sóc Lớn - nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước
 
Chùa Sóc Lớn là nơi diễn ra các lễ hội lớn của người Khmer ở Bình Phước, thu hút đông đảo phật tử khắp nơi. Các ngày lễ chính trong năm tại chùa Sóc Lớn gồm: Tết nguyên đán (mùng 4 tết), lễ Magha Puja - lễ Phật Định (15/1 âm lịch), Tết Chol Chnăm Thmây (14 - 16/4 dương lịch), lễ Visakha Puja - lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ khai giảng lớp học chữ Khmer hè (25/5 dương lịch), lễ Nhập Hạ (15/6 âm lịch), lễ Dolta báo hiếu - Vu Lan Khmer (15 - 30/8 âm lịch), lễ Mãn Hạ (15/9 âm lịch), lễ dâng y Kathina (20/9 âm lịch), lễ Oóc Om Bóc cúng trăng (15/10 âm lịch).
 
Soc Lon 11
Một góc bức tường trang trí đang trong giai đoạn thi công của chùa Sóc Lớn
 
Chùa Sóc Lớn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của cộng đồng người Khmer, là một “bảo tàng” giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng và bề dày lịch sử văn hóa của dân tộc Khmer. Ngôi chùa còn có chức năng là một ngôi trường dạy chữ, dạy đạo lý.

Ngày 15/12/2004, chùa Sóc Lớn đã được UBND tỉnh Bình Phước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
 
Soc Lon 3
Dụng cụ đàn nhạc trong chùa Sóc Lớn
 
 
Cụm du lịch Tây Bắc của tỉnh gồm thị trấn Lộc Ninh và vùng phụ cận. Quy mô gồm các khu vực dọc theo Quốc lộ 13 trên địa bàn huyện Lộc Ninh với các sản phẩm dịch vụ chính là du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, du lịch thương mại cửa khẩu, du lịch văn hóa tâm linh. Các địa điểm chính là Căn cứ Bộ Chỉ huy Miền, sân bay Lộc Ninh, Nhà Giao tế, cửa khẩu Hoa Lư, chùa Sóc Lớn.
 


MỘT SỐ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI KHMER

Chu Tết Chol Chnăm Thmây (Lễ mừng năm mới): Là tết truyền thống lớn nhất trong năm của người Khmer vào đầu tháng Chét của Phật lịch Nam tông (giữa tháng 4 dương lịch). Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13/4 đến ngày 15/4. Ngoài các lễ được tổ chức tại nhà, còn lại chủ yếu diễn ra tại chùa như chùa Sóc Lớn ở Lộc Ninh.

Trước ngày tết, mọi người cùng sư sãi tập trung dọn dẹp và trang trí trong chùa. Sau đó, đốt đèn, thắp

Tết Chol Chnăm Thmây

--- Địa chí Bình Phước---
hương, làm lễ đưa “Têvôđa” cũ và rước “Têvôđa” mới. Theo người Khmer, “Têvôđa” là vị thần do trời sai xuống để chăm lo dân chúng trong một năm, hết năm lại đưa vị khác xuống. Dưới sự điều khiển của một Acha, mọi người đứng xếp hàng rồi đi vòng quanh chính điện để mừng năm mới và xem điềm năm mới là lành hay dữ, sau đó vào lễ Phật, tụng kinh mừng năm mới. Sư sãi và những người phục vụ trong chùa được vị sư cả mừng tuổi và cùng nhau tụng kinh. Đêm đến, nhiều người ở lại chùa nghe nhà sư thuyết pháp, thanh niên nam, nữ ra sân chùa xem hoặc tham gia các cuộc vui chơi, múa hát.
 
Soc Lon 7
Du khách tham quan chùa Sóc Lớn
Ngày hôm sau, từ sáng sớm không khí lễ tết bao trùm với cờ Phật, hoa, nhạc, tiếng tụng kinh của các sư thầy và từng đoàn xe của người dân về dự lễ. Mọi người làm lễ dâng cơm cho các vị sư sãi. Các vị sư sãi thì làm lễ tụng kinh chúc phúc cho các thí chủ và làm các lễ như: Lễ tế tam bảo, phật tử nghe thuyết pháp, lễ đặt bát cúng dường chư tăng, lễ cầu an, cầu siêu, lễ dâng bông...

Ngày thứ ba, sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, mọi người cùng tụng kinh cầu phúc. Cuối cùng, họ về làm lễ tắm tượng Phật tại nhà, mời ông bà, cha mẹ đến để tạ lỗi, xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, dâng bánh trái cho ông bà, cha mẹ. Đêm đến, mọi người tiếp tục cúng bái Têvôđa mới và tổ chức các cuộc vui chơi đến khuya.
Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer thường diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 13/4 đến ngày 15/4.

Chu Lễ Sen Dolta: Đây là lễ cúng ông bà tổ tiên, cầu siêu cho linh hồn đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, qua đó để ông bà phù hộ cho con cháu được mạnh khỏe, làm ăn tấn tới.

Vào ngày thứ nhất, nghi lễ được diễn ra tại gia đình dưới sự chứng kiến của già làng, thân tộc. Sáng sớm, các gia đình dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ Phật, chuẩn bị chăn, màn, chiếu, gối và bộ quần áo mới để

Lễ Sen Dolta

--- Địa chí Bình Phước---
rước ông bà về dự. Một mâm cơm gồm thức ăn với chén, đũa, rượu, trà, bánh... đặt nơi giường thờ. Tất cả anh em họ hàng phải tập trung ngồi quanh mâm cúng theo thứ bậc, chắp tay lạy những người thân đã quá cố. Sau ba lần rót rượu và trà khấn vái, gia chủ gắp thức ăn mỗi món một ít, rót một chút rượu, trà, xới bốn chén cơm để cúng, sau đó đem đi đổ vào bốn góc rào xung quanh nhà, mỗi nơi cắm một nén nhang mời ông bà về dự cùng con cháu. Khi đó người chủ gia đình đọc lời khấn vái. Sau khi cúng xong, con cháu, bà con làng xóm và các vị khách mới được phép ăn uống. Cứ như thế lần lượt từng nhà trong phum sóc đều được cúng.
Soc Lon 9
Sa La của chùa Sóc Lớn


Ngày thứ hai, lễ được tổ chức tại chùa vì họ quan niệm linh hồn ông bà cha mẹ đã ở chùa từ tối hôm qua. Các gia đình chuẩn bị lễ vật mang lên chùa để cúng như mía, bánh tét, khoai mì, khoai từ (còn sống)... Các vị sư tụng kinh cầu siêu cho linh hồn tất cả những người đã khuất trong phum, sóc. Buổi chiều, người ta làm lễ rước linh hồn ông bà về nhà, làm mâm cơm cúng và mời ông bà ở lại chứng kiến cuộc sống sung túc của con cháu.

Ngày cuối cùng là ngày cúng tiễn. Gia đình làm một mâm cơm, đặt bốn chén cơm và bốn đôi đũa ở bốn góc giường thờ cúng tiễn đưa vong linh ông bà. Gia chủ sẽ gắp thức ăn mỗi thứ một ít cùng khoai mì, khoai từ, bánh tét... đặt vào thúng để gửi ông bà mang xuống thế giới bên kia.
Sau ba ngày tổ tiên, ông bà được chứng kiến sự thành kính và cuộc sống ấm no của người thân, con cháu, các linh hồn này phải trở lại cõi vĩnh hằng.
Chu Lễ dâng y Kathina. Lễ dâng bông, dâng y cà sa được tổ chức hằng năm trong vòng 1 tháng sau ngày mãn hạ bắt đầu từ ngày 15/9 đến ngày 15/10 âm lịch, trước lễ hội Oóc Om Bóc.

Lễ dâng y Kathina là ngày lễ dâng lên Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) tứ vật dụng là các thiết yếu dùng trong chùa và trong sinh hoạt của chư tăng, trong đó áo cà sa là một lễ vật rất quan trọng không thể

Lễ dâng y Kathina

--- Địa chí Bình Phước---
thiếu. Các tín đồ Phật tử và các nhà hảo tâm còn đóng góp kinh phí để trùng tu, sửa chữa chùa chiền và cung cấp lương thực, thực phẩm đến đại đức chư tăng để các ngài yên tâm tu học, phụng sự Phật pháp.

Trong một tháng, mỗi chùa ấn định một ngày cụ thể để thông báo cho Phật tử biết và tiến hành làm lễ dâng y. Đại lễ dâng y của Phật giáo Nam tông Khmer thường do một thí chủ đứng đầu khởi xướng và mời các thí chủ khác cùng tham gia hùng phước, thông báo với chư tăng về thời gian tổ chức lễ để các ngài làm lễ thọ y. Trường hợp không có người đại diện khởi xướng, lễ dâng y sẽ do Ban quản trị nhà chùa đứng ra tổ chức. Kinh phí để mua các vật dụng dâng đến chư tăng được quyên góp mỗi nhà một ít, tùy lòng hảo tâm.
 
Soc Lon 4
Một góc mái tháp thờ trong chùa Sóc Lớn

Lễ dâng bông, dâng y cà sa của đồng bào Khmer ở Bình Phước thường diễn ra trong 2 ngày. Ngày đầu tiên diễn ra tại chùa, các sư sãi đọc kinh cầu nguyện để phum sóc an lành, cầu phúc cho mọi người gặp nhiều may mắn. Ngày thứ hai, đồng bào Phật tử trong phum sóc tổ chức một đám rước quanh phum sóc và chánh điện như minh chứng cho lòng thành của họ trước khi làm lễ dâng bông và dâng áo cà sa lên sư sãi. Vào ban đêm, tại các chùa có các hoạt động văn nghệ phục vụ Phật tử trong phum, sóc đến xem.

Trong một tháng, mỗi chùa ấn định một ngày cụ thể để thông báo cho Phật tử biết và tiến hành làm lễ dâng y.

Chu Lễ Oóc Om Bóc: Vào dịp trăng tròn tháng Kadak (tức 15/10 âm lịch), người Khmer mừng lễ “mặt trăng” (sampeah preak khe) gọi là Oóc Om Bóc (ăn cốm dẹp). Trong lễ này, vào đêm trăng tròn, các gia đình
Le om ok minh nham
Mừng lễ Oóc Om Bóc tại chùa Sóc Lớn. Ảnh: Minh Nhâm
Khmer đều tập trung trước sân chờ trăng lên. Sau khi

Lễ Oóc Om Bóc

--- Địa chí Bình Phước---
cúng bái, người ta đút cốm, chuối vào miệng trẻ nhỏ, vừa vuốt lưng vừa hỏi chúng năm nay muốn được gì, với mong muốn được no đủ. Căn cứ vào những câu trả lời của đứa bé để đoán biết năm nay mùa màng có thịnh đạt không.
 
Cũng trong dịp này, có tục thả đèn gió và thả bè chuối có gắn đèn (lôi prattib) trên các kênh rạch nhằm xua đuổi bóng tối, sự ẩm ướt bằng ánh sáng./.

Tác giả: Thanh Phương - TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,663
  • Hôm nay395,931
  • Tháng hiện tại1,745,059
  • Tổng lượt truy cập447,140,181
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây