Hội nghị Tổng kết và Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021Hội nghị Tổng kết và Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021

Thứ năm - 13/01/2022 16:06
Nhằm phổ biến kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các địa phương và người dùng tin, chiều ngày 11/1/2021, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra Kinh tế (TĐT) Trung ương và BCĐ điều tra cơ sở hành chính Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết và Công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương và Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị
Tham dự hội nghị có Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK), Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương Nguyễn Thị Hương; Phó Tổng cục trưởng TCTK, Ủy viên Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương, Tổ trưởng Tổ thường trực Nguyễn Trung Tiến; các Trưởng ban, Phó Chủ tỉnh UBND tỉnh, thành phố, các đồng chí thành viên BCĐ TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính Trung ương và địa phương; đại diện Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương
Hội nghị được thực hiện trực tiếp và trực tuyến tại 65 điểm cầu Trung ương và các tỉnh, thành phố.
tong ket TDTKT HCSN 1
 
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh: Năm 2021 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược 10 năm và 5 năm Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Trung ương Đảng và Quốc hội. Để hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương, số liệu thống kê từ các cuộc Tổng điều tra và điều tra thống kê đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng và tham mưu, đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương, Tổng điều tra kinh tế năm 2021 là cuộc Tổng điều tra kinh tế lần thứ sáu tại Việt Nam (lần đầu tiên thực hiện vào năm 1995), thu thập thông tin cơ bản về hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của 04 loại đơn vị điều tra: (1) doanh nghiệp, hợp tác xã; (2) đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; (3) cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể và (4) cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng nhằm giúp cung cấp thông tin phục vụ: (i) Đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước và các địa phương; (ii) Xây dựng chính sách, giải pháp cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; (iii) Là cơ sở quan trọng để rà soát, bổ sung thông tin chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) và các chỉ tiêu thống kê khác.
Thực hiện các Quyết định và Phương án Tổng điều tra và Điều tra Ban Chỉ đạo Tổng điều traKinh tế trung ương và Ban Chỉ đạo Điều tra cơ sở hành chính Trung ương đã chỉ đạo thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tại Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo kế hoạch, các Bộ, ngành khác và tại các địa phương. Theo đó, Tổng điều tra kinh tế năm 2021 được triển khai thực hiện theo 02 giai đoạn. Giai đoạn 1, từ ngày 01/3 đến ngày 30/5/2021 nhằm thu thập thông tin của các doanh nghiệp, hợp tác xã và đơn vị sự nghiệp, hiệp hội. Riêng đối với các tỉnh, thành phố có từ 8.000 doanh nghiệp trở lên thực hiện thu thập thông tin đến hết tháng 8/2021. Giai đoạn 2, từ ngày 01/7 đến ngày 30/7/2021 nhằm thu thập thông tin của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Bộ Nội vụ chủ trì được triển khai thu thập thông tin từ ngày 01/3/2021 đến ngày 30/4/2021.

 
tong ket TDTKT HCSN 2
Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Trần Quốc Phương phát biểu khai mạc hội nghị.

Mặc dù cả hai giai đoạn thu thập thông tin của Tổng điều tra đã bị tác động của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện, nhất là thực hiện thu thập thông tin Tổng điều tra giai đoạn 2 tại các tỉnh, thành phố phía Nam nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt và linh hoạt thích ứng của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp cùng sự tích cực, khẩn trương xử lý, tổng hợp số liệu để công bố kết quả sơ bộ của Tổng điều tra số theo đúng kế hoạch của TCTK, cơ quan thường trực thực hiện Tổng điều tra nên công tác thu thập thông tin đã hoàn thành trong tháng 11/2021.

Tại Hội nghị Phó trưởng Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 được thực hiện với nhiều điểm mới so với TĐT năm 2017 như: Đổi mới nội dung và cách thức thu thập thông tin thông qua việc sử dụng triệt để các nguồn dữ liệu hành; cập nhật và áp dụng khái niệm chuẩn quốc tế về đơn vị cơ sở: thống nhất năm số liệu cho các loại đơn vị điều tra nhằm đảm bảo tính nhất quán và so sánh số liệu theo dãy số thời gian; ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra từ công tác chuẩn bị, thu thập thông tin, xử lý đến công bố kết quả; đổi mới cách thức phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện Tổng điều tra: Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) khai thác dữ liệu hành chính để bổ sung nguồn thông tin cho Tổng điều tra; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính và các cơ quan thông tấn báo chí thực hiện tuyên truyền; phối hợp với Bộ Nội vụ trong triển khai các hội nghị tập huấn và tổ chức thu thập thông tin các cơ sở hành chính, sự nghiệp; nâng cao chất lượng thông tin và tiết kiệm kinh phí: Nhờ áp dụng triệt để công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp tiếp cận đơn vị điều tra để thu thập thông tin, Tổng điều tra đã tiết kiệm khoảng một nửa tổng kinh phí so với cách điều tra truyền thống như đã thực hiện trước đây.
tong ket TDTKT HCSN 3
Phó trưởng Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương
báo cáo tổng kết tại hội nghi

Tổng điều tra đã hoàn thành thu thập thông tin của: (i) 889.453/898.787 doanh nghiệp (đạt 99,0% so với danh sách bảng kê ban đầu); (ii) 52.569/52.714 đơn vị sự nghiệp (bao gồm 1.840 đơn vị sự nghiệp trung ương và 50.729 đơn vị sự nghiệp địa phương, đạt 99,7%); (iii) 6.444/6.534 đơn vị hiệp hội (đạt 98,6%). Có 4,97 triệu cơ sở SXKD cá thể được thu thập thông tin (đạt 96,6%), khoảng 175 nghìn cơ sở hiện đã ngừng kinh doanh hoặc không còn tại địa phương hoặc không thể liên lạc được - tương đương 3,4% tổng số cơ sở khi lập bảng kê. Tổng điều tra đã hoàn thành thu thập thông tin của 46,8/47 nghìn cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (đạt 99,5%), có 227 cơ sở không thu thập thông tin do không thuộc đối tượng điều tra hoặc không còn hoạt động (chiếm 0,5%).
Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 đã hoàn thành việc thu thập thông tin của 32.308 cơ sở hành chính, đạt 99,99%. Điều tra cơ sở hành chính còn 01 đơn vị là Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hà Bắc không phối hợp cung cấp thông tin (BCĐ tỉnh Bắc Ninh đã nhiều lần đôn đốc nhưng không thực hiện).
Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 từ tháng 4/2021, công tác thu thập thông tin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng; tại các tỉnh, thành phố phía Nam đã có thời gian phải tạm dừng thu thập thông tin để phòng, chống dịch Covid-19.. Để hoàn thành thu thập thông tin TĐT đoạn 2 vào ngày 30/11/2021, BCĐ Trung ương đã hướng dẫn các địa phương chưa hoàn thành Tổng điều tra sử dụng linh hoạt các hình thức thu thập thông tin để vừa hoàn thành kế hoạch vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.
TCTK đã trực tiếp chỉ đạo thu thập thông tin phiếu điều tra của tập đoàn, tổng công ty hạch toán toàn ngành. Hoàn thành thu thập thông tin của 57/59 tập đoàn, tổng công ty.
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đã hoàn thành thu thập thông tin theo đúng kế hoạch của Tổng điều tra theo hình thức điều tra phiếu giấy.

 
tong ket TDTKT HCSN 4
Phó Tổng cục trưởng TCTK, Ủy viên Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương Nguyễn Trung Tiến báo cáo kết quả sơ bộ TĐT kinh tế năm 2021 tại hội nghị

Tại Hội nghi, báo cáo kết quả sơ bộ TĐT kinh tế các khối do TCTK thực hiện (doanh nghiệp, sự nghiệp, hiệp hội, cá thể, tôn giáo) Phó Tổng cục trưởng TCTK, Ủy viên Ban Chỉ đạo TĐT kinh tế Trung ương Nguyễn Trung Tiến cho biết, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021, số lượng và lao động các đơn vị điều tra năm 2020 đều tăng so với năm 2016 nhưng mức độ tăng về lao động thấp hơn so với các giai đoạn trước. Theo Kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021, cả nước có gần 6,0 triệu đơn vị điều tra, tăng 444,7 nghìn đơn vị, tương đương tăng 8,0% so với năm 2016; số lao động trong các đơn vị điều tra là gần 26,0 triệu người, tăng 752,8 nghìn người, tương đương tăng 3,0%.
Tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có gần 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh với số lao động là 14,7 triệu người, tăng 35,3% về số doanh nghiệp và tăng 4,7% về số lao động so với năm 2016.
Cũng tại thời điểm trên, cả nước có 15,3 nghìn hợp tác xã với số lao động là 169,6 nghìn người, tăng 17,5% về số hợp tác xã và giảm 15,6% về lao động so với năm 2016.
Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể (Cơ sở SXKD cá thể) năm 2020 gần 5,2 triệu cơ sở với số lao động 8,5 triệu người, tăng 5,7% về số đơn vị và tăng 3,0% về số lao động so với năm 2016.
Số đơn vị sự nghiệp là 52,5 nghìn đơn vị với 2,4 triệu lao động, giảm 28,6% về số đơn vị (giảm 21 nghìn đơn vị) và giảm 6,1% về số lao động (giảm 154,8 nghìn người) so với năm 2016.
Số đơn vị hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ gần 6,5 nghìn đơn vị với số lao động 37,9 nghìn người, giảm 2,7% về số đơn vị và tăng 2,5% về số lao động so với năm 2016.
Số cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng hơn 46,8 nghìn cơ sở với 167,2 nghìn chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại các cơ sở, tăng 9,6% về số cơ sở và tăng 19,2% về số người làm trong các cơ sở này so với năm 2016.
Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối doanh nghiệp (Doanh nghiệp giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người; hợp tác xã giảm từ 15,1 xuống 11,1 người)
Xét theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng đơn vị và lao động. Trong tổng số đơn vị điều tra, khu vực dịch vụ có gần 4,9 triệu đơn vị, chiếm 81,8% (năm 2016 là 80,8%);
Trong giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp và số lao động tăng nhanh qua từng năm và có xu hướng tăng chậm lại vào năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tại thời điểm 31/12/2020, cả nước có 683,6 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh và số lao động là 14,7 triệu người, tăng 2,3% về số doanh nghiệp và giảm 3,1% về số lao động so với năm 2019, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Số hợp tác xã năm 2020 giữ mức tăng ổn định nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 số lao động làm việc trong hợp tác xã giảm sâu hơn mức giảm bình quân giai đoạn 2016-2020. Tính đến 31/12/2020, tổng số hợp tác xã đang hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước là 15,3 nghìn hợp tác xã, tăng 6,2% so với năm trước và tăng 17,5% so với năm 2016. Số lao động làm việc trong hợp tác xã là 169,6 nghìn người, giảm 5,7% so với năm 2019 và giảm 15,6% so với năm 2016. 
Số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ phân bố các cơ sở cá thể giữa các vùng kinh tế - xã hội không đồng đều.Tính đến năm 2020, cả nước có gần 5,2 triệu cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể với số lao động là 8,5 triệu người, tăng 5,7% về số cơ sở (tăng 281,1 nghìn cơ sở) và tăng 3,0% (tăng 246,4 nghìn người) so với năm 2016, đây là mức tăng thấp nhất qua các kỳ Tổng điều tra
Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng số đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ là 59 nghìn đơn vị với tổng số lao động là hơn 2,4 triệu người. Trong đó: Đơn vị sự nghiệp là 52,5 nghìn đơn vị với số lao động là 2,39 triệu người; hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ là 6,5 nghìn đơn vị với số lao động là 37,9 nghìn người.
Tính đến năm 2020, cả nước có trên 46,8 nghìn cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau với 167,2 nghìn chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại các cơ sở, tăng 9,6% về số cơ sở và tăng 19,2% về số người so với năm 2016. Số lượng các cơ sở được xếp hạng di tích lịch sử năm 2020 tăng so với năm 2016. Cả nước có 10,1 nghìn cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng được xếp hạng di tích lịch sử, chiếm 21,6% trong tổng số cơ sở, tăng 1,4 nghìn cơ sở so với năm 2016, trong đó các di tích được xếp hạng cấp quốc gia chiếm 27,8% trong số các cơ sở đã được xếp hạng, tăng 234 cơ sở; các cơ sở được xếp hạng cấp tỉnh/thành phố chiếm 72,2%, tăng 1,1 nghìn cơ sở.
Tại hội nghị các đại biểu cũng đã nghe trình bày tham luận của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thực hiện TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021; xem video tổ chức thực hiện TĐT kinh tế năm 2021
Hội nghị cũng đã công bố và trao các quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích trong thực hiện TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ.

 
tong ket TDTKT HCSN 5
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban thường trực BCĐ điều tra cơ sở hành chính Trung ương Nguyễn Trọng Thừa cho rằng, thống kê là một hoạt động khoa học nhằm nghiên cứu những dữ liệu và thu thập, phân tích, giải thích và lưu trữ dữ liệu. Trong những năm qua, nganh Thống kê đã giúp và làm cơ sở quan trọng cho Đảng, Nhà nước trong việc định hướng cũng như ban hành các chính sách và trong quản lý, điều hành. Trên thế giới cho thấy những nươc nào quan tâm tới thống kê, sử dụng dữ liệu, số liệu thống kê thì nước đó phát triển. Theo thứ trưởng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Trọng Thừa cho biết, tiến hành điều tra cơ sở hành chính năm 2021, Bộ Nội vụ đã thành lập BCĐ điều tra cơ sở hành chính Trung ương năm 2021 do trực tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ làm trưởng ban. Thành lập tổ thường trực giúp việc BCĐ điều tra cơ sở hành chính Trung ương năm 2021. Việc huy động hơn 6500 cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động của ngành Nội vụ trên cả nước tham gia điều tra là sự rất cố gắng của Ngành. Đặc biệt việc thống nhất thành lập chung BCĐ TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính tại địa phương và tại Bộ Quốc phòng, khối bộ ngành và cơ quan Trung ương cho thấy sự phối hợp, hợp tác trong công tác giữa hai Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ trong hoạt động điều tra nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Trọng Thừa cũng đánh giá cao việc đưa công nghệ thông tin vào cuộc TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 đảm bảo kết quả thu thập thông tin chính xác, minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi./.
hoi nghi trien khai ke hoach cong tac nam 2022 cua nganh thong ke 3

tong ket TDTKT HCSN 6

Nguồn tin: consosukien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập826
  • Hôm nay227,661
  • Tháng hiện tại5,462,807
  • Tổng lượt truy cập489,326,245
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
Tổng cục Thống kê
Phân mềm giao việc_Taskgov
Điều tra thu thập thông tin lập bảng cân đối liên ngành
Chiến lược phát triển TKVN
Tuyển dụng năm 2022
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây