Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới

Thứ năm - 11/07/2024 16:42
UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 27/06/2024 triển khai thực hiện Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 09/5/2024 của Chính phủ; Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 13/3/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Kế hoạch đã đưa ra mục tiêu tổng quát là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển tỉnh Bình Phước.
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, Bình Phước có một số doanh nghiệp có thương hiệu, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị làm vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt thế mạnh của tỉnh; Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 - 70% GRDP của tỉnh;  Khoảng 35 - 40% tổng việc làm trong nền kinh tế;  Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu trong tổng số doanh nghiệp đạt khoảng 10%. Đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân Bình Phước có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu phát triển của đất nước, có thu nhập cao, có vị thế, uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ giải pháp như sau:
- Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển tỉnh nhà, góp phần phát triển đất nước; khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển; xóa bỏ mọi rào cản, định kiến về tư duy, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, đúng định hướng.
- Tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đối với chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, kế hoạch về phát triển doanh nhân, doanh nghiệp trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh trong việc tuyên truyền, cổ vũ đội ngũ doanh nhân; thông tin kịp thời về các nội dung, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW; Nghị quyết 66/NQ-CP 3 ngày 09/5/2024 của Chính phủ và Chương trình hành động số 55-CTr/TU ngày 13/3/2024 của Tỉnh ủy trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 - Thực hiện đầy đủ, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trong những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, quyền sở hữu tài sản hợp pháp, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban ngành, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm duy trì và nâng cao các chỉ số hành chính về PAR Index; PAPI; cải thiện chất lượng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố (DDCI).
 - Kịp thời nắm bắt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của thành phần kinh tế tư nhân.
- Khẩn trương hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành các quy hoạch của tỉnh; công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để các doanh nhân, doanh nghiệp chủ động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư.
- Đẩy mạnh công khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp; rà soát, đề xuất bãi bỏ những thủ tục hành chính chồng chéo, các quy định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm phát sinh các loại chi phí cho doanh nghiệp.
- Tiếp tục rà soát, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nhân, doanh nghiệp trên địa bàn; tăng cường thu hút mọi nguồn lực đầu tư từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là nguồn lực từ khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn.
- Rà soát, xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên và chủ động thu hút, tiếp nhận các dự án đầu tư thực sự hiệu quả, hướng tới công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường, giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng, vận hành nhà máy, công trình kiến trúc để góp phần tạo ra nền kinh tế xanh.
 - Tham vấn, lấy ý kiến rộng rãi các doanh nhân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch hỗ trợ phát triển doanh nghiệp phù hợp với trình độ, nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp và năng lực thực thi chính sách ở địa phương.
 - Khuyến khích đội ngũ doanh nhân phấn đấu, xây dựng đạo đức, văn hóa kinh doanh; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nêu cao trách nhiệm xã hội, thượng tôn pháp luật và các phong trào thi đua yêu nước. Kịp thời tôn vinh, khen thưởng, cổ vũ, động viên đội ngũ doanh nghiệp, doanh 4 nhân phát triển ngày một lớn mạnh; Tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) hàng năm

Tác giả: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,385
  • Hôm nay366,716
  • Tháng hiện tại7,079,580
  • Tổng lượt truy cập490,943,018
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây