Đảm bảo quyền tự do hội họp, lập hội

Thứ hai - 18/12/2023 23:25
      Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hóa và đảm bảo thực hiện bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Bộ luật Dân sự 2015, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ)...
    Bộ luật Hình sự 2015 có các quy định về hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác lập hội, hội họp hợp pháp thì có thể bị xử lý hình sự về tội xâm phạm quyền hội họp của công dân; bổ sung 01 tội danh mới là tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân. Bộ luật Dân sự quy định mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cụ thể hóa các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn tại Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động.
      Chính phủ cũng đang xem xét ban hành Nghị định quy định tổ chức đại diện người lao động và Thông tư quy định về thương lượng tập thể nhằm bảo đảm cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại cơ sở và thừa nhận quyền được tổ chức của các tổ chức.
      Trong khi Luật về hội tiếp tục được nghiên cứu, Bộ Nội vụ đang tiến hành xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 01/2022/TT-BNV ngày 16/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 03/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, đã có quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, trong đó có các quy định để đảm bảo tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở không bị chi phối bởi người sử dụng lao động như: các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
      Các hội ở Việt Nam phát triển đa dạng với quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động khác nhau và đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước; thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với cơ quan chính quyền, qua đó phản ánh nguyện vọng của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường… Hoạt động của các hội cơ bản tập trung vào các lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường… Các hội tham gia tích cực vào đời sống xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, chính sách, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người.
      Tính đến cuối năm 2022, cả nước có tổng số 93.438 hội trong đó gồm 571 hội hoạt động phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh và 92.854 hội hoạt động phạm vi địa phương. Cả nước có 125.342 công đoàn cơ sở, tổng số 10.579.045 đoàn viên công đoàn, tỷ lệ đoàn viên trên công nhân lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là 87%. Các hội đã phát huy tốt vai trò tập hợp, đoàn kết hội viên, đóng góp tích cực vào việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên.
        Việt Nam đã chủ động phát huy, có nhiều sáng kiến mở rộng quan hệ với đối tác mới, công tác hội ở nước ngoài và hỗ trợ phụ nữ, thanh niên trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài…; đưa nội dung liên quan đến hội nhập quốc tế vào nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng, sinh hoạt đoàn, hội tạo điều kiện cho các đoàn, hội tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc tế.

Tác giả: Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập663
  • Hôm nay14,313
  • Tháng hiện tại11,205,655
  • Tổng lượt truy cập471,098,342
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây