Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền tham gia chính trị, tham gia Quốc hội của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Thứ hai - 18/12/2023 22:22
      Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số có số dân không đồng đều, có nhóm đông trên một triệu người như Tày, Thái, Mường, Khmer, ngược lại có nhóm rất ít số dân dưới một nghìn người như: Si La, Pu Péo, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm. Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số phân bố trên ¾ diện tích cả nước tại 51/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 548 huyện, 5.266 đơn vị hành chính cấp xã, chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải Miền Trung.
      Đường lối chính trị của nhà nước Việt Nam luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời quốc gia dân tộc và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử. Trong đó, có quyền tham gia vào hệ thống chính trị nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
      Bản Hiến pháp năm 1992 ra đời trên cơ sở Cương lĩnh 1991, đã hội tụ nhiều yếu tố, vừa mang tư tưởng cốt lõi về nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân. Vấn đề dân tộc được khẳng định là nền tảng cho những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc cả trong giai đoạn tiếp theo, đó là: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. ..” Điều 5); Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”(Điều 52); Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật” (Điều 54).
       Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (khoản 1, Điều 14); );Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (Điều 27).
      Về dân tộc: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc, Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.”
     Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc thiểu số hay đa số, chủng tộc, tôn giáo, không phân biệt đối xử, trong đó có quyền bầu cử, ứng cử.  
       Để tăng cường sự tham gia của đại diện các dân tộc trong cơ quan Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu quốc hội (1997) ghi rõ:  Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật” (Điều 2); “Số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng “(Điều 10).
        Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (2016) tiếp tục chỉ rõ: “Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.” (Khoản 2, Điều 8).
       Luật 1997 có giao một cơ quan Quốc hội là Hội đồng dân tộc đảm trách  việc chuẩn bị nhân sự là người dân tộc thiểu số ứng cử Quốc hội đã thể hiện việc tăng cường vị thế của cơ quan đại diện dân tộc trong Quốc hội trong công tác bàu cử, Luật 2016 đã có sự phát triển thêm một bước khi qui định tỷ lệ tối thiểu ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số về mặt định lượng (18%) và tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ dân số dân tộc thiểu số so với dân số chung cả nước sẽ thúc đẩy cơ hội tham gia nhiều hơn đại diện dân tộc thiểu số.
 

Tác giả: V. Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập911
  • Hôm nay34,663
  • Tháng hiện tại6,734,852
  • Tổng lượt truy cập452,129,974
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây