Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam thực thi Công ước CERD

Thứ hai - 18/12/2023 22:13
        Báo cáo quốc gia lần thứ năm thực thi Công ước CERD của Việt Nam (sau đây gọi tắt là BC CERD 5) là một báo cáo về các biện pháp lập pháp, hành chính, tư pháp hoặc các biện pháp khác và kết quả triển khai các biện pháp đó trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019 nhằm bảo vệ quyền con người, chống các hành vi kì thị, phân biệt về chủng tộc tập trung vào người dân tộc thiểu số (DTTS) và người nước ngoài (NNN) ở Việt Nam.
     Tuyên truyền các thành tựu bảo vệ nhân quyền cho người
DTTS và NNN ở Việt Nam, nhận diện các khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện Công ước trong giai đoạn báo cáo và định hướng triển khai trong tương lai.
          Một số nội dung chủ yếu:
         Báo cáo CERD 5 của Việt Nam sẽ tập trung vào các nội dung chủ yếu như sau:
       - Khẳng định chủ trương, đường lối nhất quán của Đảng, Chính phủ Việt Nam về các dân tộc thiểu số như đã được ghi rõ trong Điều 5, Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tại Điều 1 Công ước CERD.
       - Chia sẻ những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác dân tộc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2023. Trong giai đoạn 2013-2019, Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành tích nổi bật trong công tác đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống, ngôn ngữ, chữ viết,... giúp Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế có cái nhìn toàn diện hơn về Việt Nam.
       Khẳng định cam kết của Việt Nam trong thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước qua những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế và bảo vệ giá trị phổ quát về quyền con người nói chung, và những nỗ lực của Việt Nam trong việc góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử nói riêng.

       Một số điểm nổi bật trong báo cáo CERD 5 của Việt Nam
Bám sát vào các quyền được nêu trong CERD và tình hình thực hiện, thành tựu của Việt Nam.
     - Tập trung vào định nghĩa phân biệt chủng tộc và đánh giá sự phù hợp của định nghĩa phân biệt chủng tộc trong các điều Luật của Việt Nam. Hệ thống pháp luật Việt Nam và cơ chế vận hành tạo ra hệ thống giám sát chặt chẽ, khoa học, đảm bảo sự tuân thủ của các cơ quan công quyền trong thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền nói chung, hạn chế sự phân biệt chủng tộc nói riêng trong quá trình thực thi công vụ. Việc giám sát thực thi nhân quyền được thực hiện bởi 03 chủ thể gồm cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (bao gồm các tổ chức xã hội) và người dân.
      - Báo cáo về kết quả thực hiện các cam kết cấm và xoá bỏ sự phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức và đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của người DTTS và NNN sinh sống tại Việt Nam, đặc biệt trong việc thụ hưởng những quyền được nêu tại Điều 5 Công ước CERD, cụ thể:
      a. 11 Quyền dân sự chính trị:
  1. Quyền được đối xử bình đẳng trước toà án và các cơ quan tài phán khác;
      (ii) Quyền an ninh cá nhân và bất khả xâm phạm thân thể;
     (iii) Quyền về chính trị, bầu cử và ứng cử;
     (iv) Quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia;
     (v) Quyền được xuất cảnh khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả nước mình, và được quay trở lại nước mình;
     (vi) Quyền có quốc tịch;
     (vii) Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân;
     (viii) Quyền thừa kế;
     (ix) Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo;
     (x) Quyền tự do ngôn luận và báo chí;
     (xi) Quyền tự do hội họp và lập hội.
     b. 06 quyền kinh tế, xã hội, văn hoá, cụ thể là:
     (i) Quyền có việc làm;
     (ii) Quyền về nhà ở;
     (iii) Quyền được chăm sóc y tế công cộng, an sinh xã hội;
     (iv) Quyền được giáo dục và đào tạo;
     (v) Quyền được tham gia bình đẳng vào các hoạt động văn hoá.
     (vi) Quyền được tiếp cận với bất kỳ địa điểm và dịch vụ công cộng.
     Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ, phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc hoặc kích động thù hằn dân tộc. Những hành vi phân biệt chủng tộc hoặc hỗ trợ các hoạt động gây chia rẽ, kỳ thị và phân biệt chủng tộc đều bị pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, trừng trị nghiêm khắc (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật công chức, Luật viên chức, Luật Lao động, NĐ88/2015/ND-CP,…)
     - Công tác thông tin tuyên truyền về các công ước quốc tế về nhân quyền nói chung và công ước CERD nói riêng được đẩy mạnh trong thời gian qua tới đối tượng cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ công tác tại vùng DTTS&MN. Đặc biệt với sự chỉ đạo của Bộ Thông tin truyền thông và Văn phòng Thường trực Nhân quyền, các cơ quan thông tấn báo chí đã đẩy mạnh đưa tin bài về chủ trương chỉnh sách, tấm gương điển hình tiêu biểu, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc, chống lại các âm mưu của các thế lực thù địch xuyên tạc,…
 

Tác giả: V. Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay16,657
  • Tháng hiện tại2,158,279
  • Tổng lượt truy cập437,961,898
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây