Tuyên truyền miệng pháp luật cho thanh thiếu niên và một số kỹ năng cần lưu ý

Chủ nhật - 17/12/2023 16:55
       Tuyên truyền miệng về pháp luật cho thanh thiếu niên là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với thanh thiếu niên về lĩnh vực pháp luật, trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho thanh thiếu niên, hướng cho thanh thiếu niên hành động theo các chuẩn mực pháp luật. Có thể nói, đây là kỹ năng được ứng dụng nhiều trong hoạt động của các đơn vị có đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật là thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số khu vực miền núi, vùng biên giới, biển đảo. Vì vậy, việc hình thành kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật trực tiếp có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình thực hiện hoạt động này. 
      Một số kỹ năng quan trọng trong tuyên truyền miệng pháp luật cho thanh thiếu niên cần lưu ý:
      - Gây thiện cảm ban đầu: Đối với thanh thiếu niên, để gây thiện cảm ban đầu có thể thực hiện một số việc như: Dáng vẻ bề ngoài, y phục, nét mặt, cử chỉ, phong thái, lời giao tiếp ban đầu thân thiện với thanh thiếu niên; cách đặt vấn đề gần gủi với thanh thiếu niên, có thể lồng ghép thơ, nhạc, kể chuyện...
      - Tạo sự hấp dẫn, gây ấn tượng trong khi nói với thanh thiếu niên thông qua giọng nói rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm; động tác, cử chỉ phù hợp với nội dung và giọng nói để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của lời nói; sắc thái, vẻ mặt của người nói cần thay đổi theo diễn biến của nội dung. Khi nói, chú ý nhìn vào một nhóm thanh thiếu niên ngồi dưới, thỉnh thoảng người nói cần thay đổi vị trí nhìn để tạo sự chú ý. Người nói cần đưa ra số liệu, sự kiện để minh hoạ, đặt câu hỏi để tăng thêm sự chú ý của thanh thiếu niên.
      - Bảo đảm các nguyên tắc sư phạm trong tuyên truyền miệng: Người nói cần tôn trọng các nguyên tắc sư phạm. Từ bố cục bài nói, diễn đạt các đoạn văn, liên kết giữa các đoạn văn đến cách nói đều phải rõ ràng, mạch lạc, lôgic. Người nghe cần được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa (phương pháp suy diễn) hoặc từ xa đến gần (phương pháp quy nạp) và tuỳ từng vấn đề mà dùng lý luận soi sáng cho thực tiễn hoặc từ thực tiễn mà đi sâu vào lý luận. Mục đích cuối cùng vẫn là để người nghe hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về những vấn đề mà người nói đã nêu ra. Tuy nhiên, dù phân tích, diễn giải rộng hay hẹp đều phải luôn bám sát trọng tâm của vấn đề.
      - Sử dụng phương pháp thuyết phục trong tuyên truyền miệng: Tuyên truyền miệng về pháp luật chủ yếu dùng phương pháp thuyết phục với ba bộ phận cấu thành là chứng minh, giải thích và phân tích.Các điều luật, quy tắc nên được dẫn dắt từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và được chứng minh bằng các hình ảnh, số liệu, sự kiện và nhân chứng cụ thể, tiêu biểu và sát với vấn đề cần chứng minh.
Quy mô của tuyên truyền miệng pháp luật rất đa dạng. Có thể tổ chức dưới dạng hội nghị, lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề thu hút nhiều người nghe hoặc có thể tổ chức dưới hình thức tuyên truyền miệng cá biệt chỉ có một hoặc vài ba người.

Tác giả: V. Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập4,395
  • Hôm nay311,245
  • Tháng hiện tại4,968,416
  • Tổng lượt truy cập450,363,538
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây