Một số nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

Chủ nhật - 17/12/2023 16:28 6702
      Thời gian qua, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên luôn được Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chương trình về phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã chú trọng việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các tài liệu in ấn, pano, áp phích để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, thanh niên; tổ chức các chiến dịch, đợt cao điểm nhằm hướng thanh niên tham gia vào các hoạt động nâng cao ý thức, kiến thức về giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội…tuy nhiên, tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về trật tự an toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, gây rối trật tự an ninh công cộng, bạo lực học đường…
      Có thể điểm một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên:
     - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi người chưa thành niên đang trong quá trình phát triển, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần nên dễ bị lôi kéo, kích động.
     - Sự quan tâm, giáo dục con cái của các bậc phụ huynh chưa thật sự được chú trọng. Hoặc do hoàn cảnh mà ít có thời gian chăm sóc, hướng dẫn, chú ý đến con cái. Việc phối hợp giữa xã hội, nhà trường và gia đình để nắm bắt tâm tư tình cảm của tuổi chưa thành niên để kịp thời uốn nắn, phòng ngừa sai phạm chưa cao.
     - Do môi trường xã hội làm ảnh hướng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách (cách đối xử ở xóm, làng, khu phố; du nhập văn hóa ngoài nước, nội dung xấu trên internet…) mà trẻ mới lớn rất dễ học hỏi, làm theo.
     - Do đó, để nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên, giảm tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên đòi hỏi sự quan tâm, của tất cả các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội.
     Để công tác này thực sự có hiệu quả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
     - Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần được triển khai thường xuyên, thực chất, có kế hoạch, có mục đích, phải xác định kết quả đầu ra rõ ràng.
     - Tăng cường tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật cho đối tượng thanh, thiếu niên. Nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, vùng, miền, dân cư, giúp các tầng lớp nhân dân hiểu được tâm lý thanh, thiếu niên để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm do người ở tuổi vị thành niên gây ra.
     - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên cần tập trung vào đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Đối tượng thanh niên có nguy cơ vi phạm pháp luật cao thường là thanh niên sống trong gia đình, khu vực đặc biệt như: thanh niên không có trình độ văn hóa (do bỏ học sớm); gia đình có bố mẹ ly hôn, bố mẹ phạm tội, hoặc bố mẹ là những “con buôn”, chủ lô đề, cờ bạc; thanh niên không có việc làm...đây là những đối tượng rất dễ vi phạm pháp luật do bị tác động bởi hoàn cảnh.
     - Cần đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục, chú trọng giáo dục đạo đức. Việc giáo dục đạo đức phải kết hợp với giáo dục pháp luật và kỹ năng sống để những đứa trẻ phát triển toàn diện, không chỉ nhận thức được những kiến thức khoa học mà còn biết vận dụng, ứng xử trong đời sống xã hội.
     - Để phòng ngừa tình trạng tội phạm trẻ hóa, trước tiên cần đẩy mạnh giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình có ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách mỗi cá nhân. Gia đình phải là chủ thể quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống; kiểm soát được các mối quan hệ xã hội của chính con em mình để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những lệch lạc, sai trái.
     Nhà trường cần tổ chức các biện pháp quản lý khoa học, chặt chẽ đối với học sinh. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho các em chấp hành kỷ luật với ý thức từ thấp đến cao, tạo thành ý thức tự giác cho các em ngay từ khi còn nhỏ, giúp các em hình thành thói quen, chấp hành nghiêm nội quy của nhà trường. Bên cạnh đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của các thầy, cô giáo trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh. Ngoài ra, cần phải tăng cường công tác tuyên tuyền, giáo dục pháp luật trong nhà trường và phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa nhà trường với gia đình trong việc trao đổi thông tin để cùng quản lý giáo dục các em phát triển toàn diện.

Tác giả bài viết: V. Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,384
  • Hôm nay248,538
  • Tháng hiện tại2,622,555
  • Tổng lượt truy cập389,165,608
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây