Kết quả xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền con người kể từ sau Hiến pháp năm 2013 đến nay

Thứ năm - 31/10/2024 20:59
Sau 40 năm đổi mới, đến nay, Nhà nước đã xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó chú trọng pháp luật về quyền con người, tương đối toàn diện, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước và tương thích với các quy định quốc tế về quyền con người.
Đặc biệt trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 2013 – được xem là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, từ năm 2014 đến nay Quốc hội đã ưu tiên, tập trung cho việc ban hành các đạo luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương.
Chỉ tính riêng trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 72 luật, 2 pháp lệnh có liên quan quyền con người.
Đặc biệt là tăng cường kiểm soát yêu cầu bảo đảm tính hợp hiến của các dự thảo luật, bộ luật trước và trong quá trình soạn thảo và thông qua luật.
Theo đó, các quyền con người, quyền công dân về dân sự, chính trị như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý đã được thể chế hóa bằng các đạo luật.
Các quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự như quyền sống, quyền suy đoán vô tội, quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự đã được quy định trong các đạo luật lớn như Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; các quyền tự do dân chủ về chính trị như quyền tiếp cận thông tin, tự do ngôn luận, báo chí, tự do tín ngưỡng và tôn giáo cũng đã được thể chế bằng các đạo luật; các quyền con người về dân sự, về nhân thân, quyền tài sản, quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học…được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình, Luật Khoa học và công nghệ…
Các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa được cụ thể hóa trong các đạo luật thuộc nhóm kinh tế, xã hội và văn hóa như Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, Luật Bảo vệ Quyền lợi Người tiêu dung năm 2023; Luật Đấu thầu 2023; Luật Giá 2023; Luật Giao dịch Điện tử năm 2023;  Luật Hợp tác xã; Luật đất đai 2023; Luật kinh doanh bất động sản 2023…
Các quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người có HIV/AIDS, gia đình có công với đất nước, người dân tộc thiểu số…cũng được cụ thể hóa bằng các luật chuyên ngành và bước đầu chuyển nhận thức từ tiếp cận “nhân đạo” sang tiếp cận dựa trên quyền trong xây dựng các văn bản luật điều chỉnh nhóm xã hội yếu thế.
Các đạo luật mới về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã bám sát nội dung, tinh thần và nguyên tắc của Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân quy định cụ thể trong các đạo luật bằng việc quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lần đầu tiên trong các Luật tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân đều gắn với chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Quy định tăng cường trách nhiệm bảo đảm sự đúng đắn, nghiêm minh, công bằng trong hoạt động của các cơ quan thông qua xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức; Trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi vi phạm, để xảy ra thiệt hại cho công dân; Tăng cường quyền của cá nhân, công dân, tổ chức trong việc thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo; có quyền lựa chọn cách thức giải quyết khiếu nại thông qua cơ quan hành chính nhà nước hoặc khởi kiện ra tòa bằng con đường tố tụng hành chính tư pháp.
Trong quá trình giải quyết, cá nhân, công dân có quyền tự mình hoặc thuê người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp./.

Tác giả: Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập914
  • Hôm nay185,683
  • Tháng hiện tại6,614,590
  • Tổng lượt truy cập452,009,712
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây