Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và có đường biên giới dài 258,939 km với Vương quốc Campuchia; có 11 huyện, thị xã, thành phố với 111 xã, phường, thị trấn, trong đó có 15 xã biên giới; có 58 xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào DTTS&MN (05 xã khu vực III, 03 xã khu vực II, 50 xã khu vực I); 46 thôn đặc biệt khó khăn1 . Dân số toàn tỉnh 1.049.394 người, với 41 thành phần dân tộc, có 206.416 người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 19,7%; đồng bào các DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng xa, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, vùng đồng bào DTTS&MN cơ bản ổn định; đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vai trò của già làng, người có uy tín tiếp tục được củng cố và phát huy với tinh thần trách nhiệm cao trong công tác vận động, tuyên tuyền trên địa bàn; chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hệ thống chính trị các cấp, nhất là ở cơ sở không ngừng được củng cố, kiện toàn và từng bước nâng cao chất lượng hoạt động.
Những năm qua, tỉnh đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, nhiều chính sách, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư góp phần giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Công tác khám, chữa bệnh vùng DTTS được đảm bảo, đã có những bước tiến quan trọng, nhiều danh mục kỹ thuật không ngừng được chuyển giao, áp dụng điều trị hiệu quả cho người bệnh; các chương trình mục tiêu y tế - dân số vẫn duy trì hoạt động theo kế hoạch; hộ nghèo, cận nghèo vùng DTTS được cấp thẻ BHYT theo quy định; công tác tiêm chủng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em được triển khai đầy đủ. Tình hình các loại dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, không có dịch bùng phát trên diện rộng. Các chương trình mục tiêu dân số - y tế như phòng chống suy dinh dưỡng, dân số và phát triển, phòng chống lao, phong, bướu cổ được duy trì hoạt động theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh hiệu quả công tác giáo dục thường xuyên, tăng cường chỉ đạo các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố và các trung tâm giáo dục thường xuyên, mở các lớp XMC, PCTHCS. Chỉ đạo, hướng dẫn các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố; các trường tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng quản lý số liệu PCGD, XMC có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý PCGD, XMC. Số liệu phổ cập được cập nhật thường xuyên, đảm bảo tính khoa học và chính xác, sự liên thông giữa các cấp học. 11/11 huyện/thị xã và 111/111 xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập trung học cơ sở mức độ 1, xóa mù chữ mức độ 1; tỉnh Bình Phước đã được công nhận đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; có 27/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập bậc THPT.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến DTTS như việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, bầu cử, phê chuẩn cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, thực hiện chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên DTTS… góp phần nâng cao tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền thông qua các hình thức như: Thông qua hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hội thi tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, thông qua đội ngũ tuyên truyền viên, lực lượng đoàn viên, hội viên nòng cốt, cốt cán, thông qua hệ thống loa truyền thanh khu phố, ấp… nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cả hệ thống 4 chính trị và quần chúng nhân dân về vấn đề dân tộc, từ đó vận động tập hợp quần chúng nhân nhân hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của địa phương, qua đó góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, vận động thuyết phục bà con từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, duy trì tốt bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, phát hiện các gương điển hình người tốt, việc tốt trong đồng bào dân tộc, đề xuất với cấp ủy, chính quyền có hướng bồi dưỡng, đào tạo trở thành những cán bộ, hạt nhân nòng cốt ở thôn, ấp, xã, huyện vùng đồng bào dân tộc. Bên cạnh đó, kịp thời hướng dẫn, giải quyết những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, phù hợp; phát hiện, ngăn chặn các âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc gây tổn hại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phối hợp với các đơn vị cùng làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ biên giới.
Chủ động ký kết các chương trình phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, hướng vào nhiệm vụ quản lý về công tác dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự, tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên cơ sở đó, đã phát huy được sức mạnh tổng hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ đưa chủ trương, chính sách, pháp luật và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước đến được với đồng bào dân tộc thiểu số bằng những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân hướng về vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân.