Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

Thứ bảy - 15/07/2023 21:55
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai; phía Bắc giáp tỉnh Đăk Nông và tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và có đường biên giới dài 258,939km tiếp giáp với Vương quốc Campuchia; có 11 huyện, thị xã, thành phố với 111 xã, phường, thị trấn, trong đó có 15 xã biên giới.
      Trong giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh có 107 xã, phường, thị trấn thuộc khu vực III, II, I vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi (Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và có 10 xã, 51 thôn đặc biệt khó khăn thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020; có 28 xã thuộc vùng khó khăn (Quyết định số 1010/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ).
      Trong giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh có 58 xã, phường thuộc ba khu vực III, II, I vùng DTTS và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 612/QĐ- UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc  (trong đó có: 50 xã, phường khu vực I, 3 xã khu vực II và 5 xã khu vực III; 25 thôn đặc biệt khó khăn); 15 xã biên giới; 66/86 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có: 12/66 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao) .
      Dân số toàn tỉnh đến cuối năm 2022 có 1.034.667 người, trong đó người DTTS là 203.519 người, chiếm 19,67% dân số của tỉnh, các dân tộc cư trú đan xen trên địa bàn toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở vùng giáp ranh các tỉnh Tây Nguyên, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có vị trí đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái.
       Ngày 21/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 308/KH-UBND thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó phân công nhiệm vụ cụ thể cho 12 sở, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, đồng thời đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các hội, đoàn thể tỉnh tham gia triển khai các nhiệm vụ, hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, góp phần đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra.
       Kết quả triển khai đạt được nhiều kết quả quan trọng, như: Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh được chú trọng triển khai thực hiện đạt kết quả tốt, mạng lưới y tế đã được phủ kín đến tận các xã, phường, thị trấn. Y tế công lập toàn tỉnh  có 3.788 người, ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 838 nhân viên y tế thôn, bản và 1.658 người là cộng tác viên dân số (trong đó nhân viên y tế thôn, bản kiêm nhiệm cộng tác viên dân số là 672 người). Toàn tỉnh đạt tỷ lệ 8,6 bác sĩ/10.000 dân. Trạm Y tế có bác sĩ đạt 100%; Y tế ngoài công lập toàn tỉnh hiện có 01 Bệnh viện Đa khoa, 22 Phòng khám đa khoa với tổng nhân lực 612 nhân viên, trong đó có 226 bác sĩ (06 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 26 bác sỹ chuyên khoa cấp I) và 422 phòng khám chuyên khoa; Tỷ số tử vong bà mẹ người DTTS/100.000 trẻ sơ sinh sống năm 2016 là 0,06; năm 2020 là 0,0 và năm 2022 là 0,0; Triển khai đầy đủ các hoạt động tư vấn, hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, các phương pháp cho trẻ ăn bổ sung… góp phần giảm tỷ lệ (%) suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi và tỷ suất (‰) trẻ em tử vong dưới 1 tuổi người DTTS
       Về các chỉ tiêu nâng cao thể lực cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng, như: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 01 tuổi người DTTS đến năm 2022 là 0,00‰ (không có tử vong). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi là 9,3% vào cuối năm 2022. Tuổi thọ bình quân của người dân tộc thiểu số đến năm 2022 là 74 tuổi.
       Về chỉ tiêu trí lực thời gian qua, các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện, thông qua đó hệ thống các trường lớp ngày phát triển và mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho con em DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới tiếp tục duy trì; công tác vận động, tuyên truyền huy động trẻ đến trường nhất là trẻ người DTTS được quan tâm và thực hiện tốt. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, toàn tỉnh đã đào tạo 54.141 người, đạt 180% so với kế hoạch đề ra (30.000 người) trong đó người DTTS có bằng cấp chứng chỉ là 4.125 người; Trong 02 năm 2021, 2022 toàn tỉnh đã thực hiện đào tạo được 23.645 người, đạt 157,63% kế hoạch đề ra (15.000 người), trong đó người DTTS có bằng cấp chứng chỉ là 6.118 người, tương đương 25,87% tổng số người được đào tạo nghề; số người DTTS được giải quyết việc làm chiếm 15,95% tổng số người được giải quyết việc làm.  - Tỷ lệ trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non đến năm 2020 lần lượt là 5,4% và 69,7%, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (Mục tiêu Kế hoạch số 308/KH-UBND lần lượt là 25% và 79%); đến năm 2022 là 5,2% và 64,4%.
       Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi bậc Tiểu học đến năm 2022 là 94%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi bậc Trung học cơ sở đến năm 2022 là 84,3%. Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi bậc Trung học phổ thông và tương đương đến năm 2022 là 94%. Tỷ lệ sinh viên DTTS học đại học, cao đẳng đến năm 2019 đạt gần 110 sinh viên/vạn dân. Tỷ lệ sinh viên DTTS được đào tạo sau đại học so với số sinh viên DTTS học đại học đến năm 2019 đạt 0,34%.
       Về chỉ tiêu nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng, trong đó tỷ lệ lao động là người DTTS được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2022 là 35,92%. Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường, đến năm 2022 là 70,84%. Góp phần duy trì tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức <3,2%; tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt trên 90%, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2022 là 62%, đạt 100% kế hoạch năm.
       Việc triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 308/KH-UBND là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, luôn được sự quan tâm chỉ đạo của của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng sự cố gắng, nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, địa phương.

Tác giả: Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập980
  • Hôm nay214,650
  • Tháng hiện tại6,927,514
  • Tổng lượt truy cập490,790,952
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây