Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016-2024, mục tiêu giai đoạn 2026 – 2035.

Chủ nhật - 02/06/2024 21:47 371
Ngày 31/5/2024 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước đã ban hành Báo cáo số 1126/BC-SKHCN về đánh giá thực trạng ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2016 – 2024 và đề xuất nhu cầu hỗ trợ trong thời gian tới.
Theo đó, kết quả sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của tỉnh giai đoạn 2016-2024 đã đạt được một số kết quả như sau:
 - Về Trồng trọt: Với diện tích hơn 437.000 ha, hiện chiếm gần 94% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhóm cây công nghiệp đang là nhóm cây cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Cụ thể: Thứ nhất là cây cao su diện tích khoảng 242.961 ha chiếm hơn 50% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm; Thứ hai là cây điều diện tích khoảng 149.695 ha (năm 2023) chiếm hơn 30% tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm.
+ Cây Điều: Phát triển tương đối ổn định, năm 2016, diện tích cây điều là 134.204 ha, sản lượng 152.332 tấn, đến năm 2023 diện tích cây điều là 149.695 ha (tăng 15.491 ha so với năm 2016), sản lượng đạt 199.043 tấn (tăng 46.711 tấn so với năm 2016). Sản xuất Điều được chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình thức phù hợp với điều kiện sản xuất và nhu cầu của nông dân như các chuỗi sản xuất, cụ thể: Chuỗi liên kết sản xuất có 16 HTX có diện tích điều khoảng 9.489ha. Chuỗi hợp tác vùng nguyên liệu: có 8 đơn vị doanh nghiệp tham gia đăng ký chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” liên kết. Chuỗi điều hữu cơ có khoảng 3.200 ha. Các cơ sở chế biến điều của tỉnh có 1.416 cơ sở nhỏ và vừa hàng năm công suất chế biến khoảng 500.000 tấn/năm. Sản lượng điều của tỉnh mới đảm bảo 30% công suất các nhà máy chế biến. Hạt điều Bình Phước đã xuất đi 68 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, Singapo, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc. Vùng sản xuất Điều tập trung tại các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng, Đồng Phú, Phú Riềng.
+ Cây Cao su: Thời kỳ 2016-2023 giá Cao su trên thị trường liên tục biến động, chính sách giao khoán, chuyển đổi đất rừng, cải tạo rừng nghèo kiệt, chuyển đổi các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng Cao su đã thay đổi và giảm dần nên diện tích trồng cao su tăng không đáng kể. Năm 2023 diện 12 tích 242.961 ha tăng so với năm 2016 (234.850 ha) khoảng 8.111 ha. Sản lượng năm 2023 đạt 417.914 tấn tăng 108.929 tấn so với năm 2016 (308.985 tấn). Sản phẩm được các nhà máy của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và các nhà máy tư nhân tiêu thụ đi thị trường chính là Trung Quốc, EU và Mỹ.
- Về chăn nuôi: Dự kiến chăn nuôi Bình Phước sẽ có bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới với 02 loại vật nuôi chủ lực là heo và gà, hiện tại số lượng đầu con heo đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Bộ, chỉ sau tỉnh Đồng Nai và thu hút được nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn như CP, Jafap Coomfeed Việt Nam, Newhope, CJ Vi Na, Sunjin Vi Na, Emivest, Hòa Phước, Dabaco, BaF, Làng Sen, Thái Việt, Dehue đầu tư phát triển chăn nuôi vào địa bản tỉnh. Trong đó Công ty TNHH CPV Food đã đầu tư khu phức hợp 230 triệu USD chế biến sâu các sản phẩm thịt gà với quy mô 170 nghìn tấn sản phẩm/năm để xuất khẩu. Công ty Japfa Coomfeed Việt Nam đầu tư nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 420 nghìn tấn/năm, nhà máy giết mổ công suất 37,4 triệu con gà/năm, 374,4 nghìn con heo/năm, nhà máy chế biến thịt gia súc, gia cầm 2.000 tấn sản phẩm/năm:
+ Heo: Đàn heo năm 2023 có 1.872.341 con, tăng (1.550.641 con) so với năm 2016 (321.7 con); toàn tỉnh có 406 trại heo, trong đó có 271 trại có chuồng lạnh, kín (chiếm 66,7% tổng số trại). Các trại heo chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Làng Sen, Vietswan, Sunjin, Japfa, New Hope, Hòa Phước, Velmar, BaF Việt…
+ Gia cầm: Năm 2023 có 10.167.000 con tăng (5.395.000 con) so với năm 2016 (4.772.000 con ). Toàn tỉnh có 88 trại gia cầm (81 trại gà và 7 trại vịt) có 60 trại chăn nuôi công nghệ chuồng lạnh, kín, tự động hoặc bán tự động (chiếm 68,2% số trại gia cầm), còn lại là trại hở, bán nuôi thả. Các trại gia cầm chủ yếu cho nuôi gia công hoặc cho các công ty, tập đoàn thuê chăn nuôi như CP, Emivest, New Hope, Vietswan, Sunjin, Japfa.
- Về vật liệu xây dựng: Trên địa bàn tỉnh hiện ó 01 nhà máy sản xuất xi măng là nhà máy xi măng Bình phước của Công ty Cổ phần xi măng Vincem Hà Tiên đang hoạt động sản xuất với tổng công suất 1,8 (triệu tấn/năm), sản lượng: 0,938 (triệu tấn/năm), tiêu thụ: 0,932 (triệu tấn/năm).
Báo cáo cũng đã đề ra mục tiêu phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù, sản phẩm có lợi thế của tỉnh giai đoạn 2026-2035 như sau:
- Về mục tiêu chung:
+ Phát triển một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh làm động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm tiềm năng, từng bước khẳng định uy tín và vị thế sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm tiềm năng của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong các lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm có tiềm năng của tỉnh, hướng tới một nền sản xuất hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường; đồng thời thực hiện xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm có tiềm năng của tỉnh để từng bước nâng cao giá trị các sản phẩm.
+ Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mở rộng về thị trường, gia tăng về thị phần, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tạo động lực phát triển sản xuất và tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu; nâng cao tỷ trọng đóng góp của sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, sản phẩm có tiềm năng vào GRDP của tỉnh.
+ Bảo đảm 100% nguyên liệu hạt điều, gỗ rừng trồng, nông sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là trái cây và các sản phẩm từ thịt heo, gà) được chế biến và đóng gói thành phẩm tại tỉnh, nhằm nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.
+ Hình thành một số sản phẩm du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh, hạ tầng dịch vụ, du lịch ở trung tâm các huyện, thị xã và thành phố. Trong đó chú trọng hình thành các sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch tìm hiểu lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm mang nét đặc trưng, khác biệt để khẳng định thương hiệu du lịch Bình Phước nhằm tăng số thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của mỗi du khách và tăng doanh thu từ du lịch. Phát triển kết cấu hạ tầng du lịch đồng bộ, từ đó xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh, liên tỉnh và tuyến du lịch quốc tế. Xây dựng các khu, điểm du lịch xanh với các dịch vụ tiện ích có sức thu hút cao đối với du khách. Hình thành một số khu du lịch có quy mô, thương hiệu nổi bật, tạo sức lan tỏa cho phát triển du lịch của tỉnh.
- Về mục tiêu cụ thể
+  Đến năm 2025: (1) Các sản phẩm chủ yếu của tỉnh (tiêu, cà phê, rau quả, sản phẩm chế biến từ điều, gỗ, cao su, chăn nuôi heo, gà… có mặt tại 50% các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi trong nước; (2) Tổng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm chủ yếu đạt 2,5 tỷ USD/năm; (3) Xuất khẩu thành công các sản phẩm chủ yếu của tỉnh sang các thị trường khu vực; (4) Đón 26 khoảng 1,7 triệu lượt khách du lịch (trong đó duy trì tỷ trọng khách quốc tế chiếm khoảng 3,21% đến 4,00% tổng số lượt khách), doanh thu đạt khoảng 1.560 tỷ đồng.
+ Đến năm 2030: (1) Các sản phẩm chủ yếu của tỉnh (tiêu, cà phê, rau quả, sản phẩm chế biến từ điều, gỗ, cao su, chăn nuôi heo, gà … có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi trong nước; (2) Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu đạt 03 tỷ USD/năm; (3) Xuất khẩu thành công các sản phẩm chủ yếu của tỉnh sang các thị trường Châu Âu, Mỹ; (4) Đón khoảng 04 triệu lượt khách du lịch (trong đó duy trì tỷ trọng khách quốc tế chiếm khoảng 4,00 - 5,05% tổng lượt khách), doanh thu đạt khoảng 7.000 tỷ đồng.
+ Đến năm 2035: (1) Các sản phẩm chủ yếu của tỉnh có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động theo chuỗi trong nước, một số sản phẩm có mặt ở các siêu thị ở các nước trong khu vực và trên thế giới; (2) Tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu đạt 3,5 tỷ USD/năm; (3) Đón khoảng 05 triệu lượt khách du lịch (trong đó duy trì tỷ trọng khách quốc tế chiếm khoảng 5,00 - 6,0% tổng lượt khách), doanh thu đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.
Xem chi tiết Báo cáo tại đây.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,200
  • Hôm nay4,159
  • Tháng hiện tại4,622,693
  • Tổng lượt truy cập411,364,547
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây