Hoc tap bac

CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI KHẢO SÁT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HỚN QUẢN

Thứ hai - 10/04/2023 15:34
CỤC BẢO TRỢ XÃ HỘI KHẢO SÁT XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐA DẠNG HÓA SINH KẾ, PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI HUYỆN HỚN QUẢN
Sáng ngày 08/4/2023, Đoàn khảo sát Cục Bảo trợ xã hội đã tiến hành khảo sát việc xây dựng mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đối với người khuyết tật (NKT) không có sinh kế ổn định trên địa bàn huyện Hớn Quản
Đoàn khảo sát gồm: ông Cao Hồng Hưng - Phó Vụ trưởng, Ban Dân vận Trung ương; bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật; bà Lê Thị Kiều Oanh - Ủy viên BCH Trung ương Hội nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin Việt Nam. Tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát có ông Mai Xuân Tuân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Bùi Văn Thành - Chủ tịch Hội nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin tỉnh; ông Nguyễn Văn Hạ PCT UBND huyện Hớn Quản; ông Nguyễn Đăng Thuần – Phó Trưởng phòng Quản lý lĩnh vực xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cán bộ các phòng, ban liên quan thuộc huyện Hớn Quản, thị trấn Tân Khai, xã Phước An.
Đoàn khảo sát làm việc với UBND huyện Hớn Quản
Đoàn đã khảo sát thực trạng, nhu cầu, nội dung và cách thức hỗ trợ để xây dựng mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo đối với NKT không có sinh kế ổn định tại huyện Hớn Quản. Đoàn đã đi khảo sát thực địa tại 03 hộ gia đình thuộc thị trấn Tân Khai và xã Phước An có người khuyết tật không có sinh kế ổn định và làm việc với UBND huyện Hớn Quản để xem xét hỗ trợ mô hình sinh kế, phát triển kinh tế phù hợp với từng hộ gia đình. Tại buổi làm việc, theo báo cáo của UBND huyện Hớn Quản, hiện nay có 2.183 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng, trong đó có 777 là NKT, đời sống đa số gia đình NKT còn gặp nhiều khó khăn. Qua đó, UBND huyện Hớn Quản mong muốn tiếp nhận nguồn vốn thực hiện mô hình dành cho người khuyết tật để tạo điều kiện cho hộ gia đình có thành viên là người khuyết tật có thêm sinh kế, thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và cam kết sẽ triển thực hiện hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ, đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích. Đồng thời, giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phụ trách triển khai thực hiện, các địa phương được chọn thực hiện mô hình cần rà soát kỹ đối tượng thụ hưởng để phát huy hiệu quả mô hình.

Đoàn khảo sát tại các hộ gia đình có người khuyết tật
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, ông Mai Xuân Tuân - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng cảm ơn Đoàn khảo sát của Cục Bảo trợ xã hội đã khảo sát để xây dựng mô hình. Hy vọng sau đợt khảo sát, Bình Phước rất mong muốn được tiếp nhận mô hình này để triển khai sớm tại Hớn Quản và sẽ có sự phối hợp với sở, ban, ngành đoàn thể các cấp triển khai mô hình hiệu quả. Đây là mô hình thiết thực, ý nghĩa, tạo điều kiện để người khuyết tật không có sinh kế ổn định được tham gia mô hình giảm nghèo, tạo động lực vươn lên phát triển cuộc sống.
Tại buổi làm việc, các phòng, ban tiến hành trao đổi, thảo luận những vướng mắc, đề xuất thực hiện mô hình. Bà Đinh Thị Thụy - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật trao đổi công tác xây dựng mô hình, đây là mô hình với mục tiêu giúp người khuyết tật không có sinh kế ổn định, trong đó ưu tiên người khuyết tật là nạn nhân chất độc da cam; thanh niên trong độ tuổi lao động; hộ nghèo; hộ cận nghèo; những. Đồng thời, bà Đinh Thị Thụy đề nghị UBND huyện Hớn Quản lựa chọn đúng đối tượng, tổ chức tập huấn kỹ thuật trực tiếp cho đối tượng tham gia mô hình, phối hợp với Hội Trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam (VNAH) kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện mô hình, vật nuôi hỗ trợ đảm bảo chất lượng, đúng giá cả và chăn nuôi đúng quy trình, giao các đoàn thể hỗ trợ người dân làm chuồng trại.
Bà Đinh Thị Thụy, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia về người khuyết tật chủ trì buổi làm việc, trao đổi công tác xây dựng mô hình
Qua buổi khảo sát này, Bình Phước mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hơn nữa của Cục Bảo trợ xã hội trong những dự án, mô hình khác nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người khuyết tật trên toàn địa bàn tỉnh Bình Phước; qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và thực hiện thắng lợi của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI.

 

Tác giả: Trần Tiến Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập817
  • Hôm nay71,249
  • Tháng hiện tại9,517,989
  • Tổng lượt truy cập493,381,427
sldtbxh_cchc
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây