Hoc tap bac

Hội thảo lấy ý kiến góp ý trực tiếp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ

Thứ năm - 13/07/2023 10:53
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Để bảo đảm quyền tự chủ, tự quyết định doanh nghiệp, đơn vị trong việc quyết định cơ chế, chính sách tiền lương gắn với kết quả, hiệu quả hoạt động theo nội dung sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là chính sách, quyền lợi liên quan trực tiếp đến “người lao động”, “người quản lý, Kiểm soát viên” tại Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và cơ quan, đơn vị được áp dụng cơ chế tiền lương theo quy định này; ngày 10/7/2023, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ trì tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý trực tiếp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP của “người quản lý, Kiểm soát viên” các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và một số cơ quan, đơn vị được áp dụng cơ chế tiền lương theo quy định này.
Đề xuất mới về lương, thưởng, phụ cấp trong công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ từ 01/01/2024 (Hình từ internet)
Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; chủ tịch, giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng và trưởng, phó phòng tổ chức hành chính của các Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Các cơ quan, đơn vị được áp dụng cơ chế tiền lương theo quy định này, gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh.
Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe phổ biến sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng Nghị định và những nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung.
Trong phần góp ý trực tiếp dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung đa số đại biểu đồng tình và nhất trí cao việc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nhất là việc bổ sung yếu tố khách quan đặc thù được loại trừ khi xác định đơn giá tiền lương và vấn đề khắc phục hạn chế đối với việc công ty có lợi nhuận nhưng thấp hơn năm trước liền kề được áp dụng hệ số tăng thêm.

Đặc biệt, tại hội thảo đã có nhiều ý kiến góp ý thực tế, mang tính chất xây dựng, hoàn thiện dự thảo, trong đó tập trung xoay quanh một số vấn đề như: tại Khoản 2, Điều 2 dự thảo Nghị định chưa quy định cụ thể sau thời gian thực hiện bảng lương do Công ty quyết định việc xây dựng và ban hành bảng lương đối với người quản lý, kiểm soát viên.  Do đó, kiến nghị bổ sung thời gian áp dụng tối thiểu là sau 03 năm (tròn 36 tháng) kể từ ngày có quyết định ban hành bảng lương doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

Tiếp đó, tại dự thảo Nghị định quy định chung là “Công ty xây dựng và ban hành bảng lương đối với người quản lý, kiểm soát viên” mà chưa quy định cụ thể trách nhiệm hoặc thẩm quyền cá nhân. Do đó cũng kiến nghị quy định cụ thể thẩm quyền quyết định ban hành bảng lương áp dụng tại đơn vị, cụ thể là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
 Đề nghị xem xét, bổ sung thêm yếu tố khách quan được loại trừ khi xác định tiền lương đối với một số ngành nghề đặc thù cung cấp sản phẩm dịch vụ không quyết định được giá đầu ra trong thời gian chưa thay đổi được giá theo quy định của Luật giá và một số ngành, nghề cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước không vì tiêu lợi nhuận, nên khi xem xét xếp hạng cần được loại trừ yếu tố lợi nhuận.
Bên cạnh đó còn có ý kiến đề nghị tăng mức lương tại Phụ lục II kèm theo Nghị định số 52/2016/NĐ-CP, do Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 đã được doanh nghiệp áp dụng gần 7 năm trong khi đó Chính phủ đã có nhiều lần tăng lương tối thiểu vùng và lương cơ sở. Do đó, nếu vẫn giữ nguyên mức lương cơ bản sẽ không còn phù hợp vì thực tế có thể xảy ra tình trạng tiền lương của người quản lý thấp hơn tiền lương của người lao động.
Ý kiến cuối cùng là đề nghị ngay khi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP, Nghị định số 52/2016/NĐ-CP được ban hành, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn để làm cơ sở cho doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ghi nhận tất cả các ý kiến góp ý của đại biểu và sẽ nhanh chóng hoàn thiện văn bản báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.

Tác giả: Đào Thị Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây