Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghĩa vụ của chủ rừng?

Thứ sáu - 02/08/2013 09:31

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghĩa vụ của chủ rừng?

(CTTĐTBP) - Nghĩa vụ của chủ rừng phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
 
QUYỀN CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ?
 
Quyền của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có quyền theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau:
 
1. Được yêu cầu người sử dụng DVMTR (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Quỹ BV&PTR cấp tỉnh (nếu chi trả gián tiếp) chi trả tiền sử dụng DVMTR theo quy định của Nhà nước;
2. Được cung cấp thông tin về các giá trị DVMTR; số tiền chi trả DVMTR được  nhận trong năm;
3. Được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chi trả DVMTR.
 
Chủ rừng không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp.
 

NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ?
 
Nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau:
 
1. Phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2. Không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép;
3. Ký cam kết bảo vệ rừng và cung ứng DVMTR với UBND cấp xã;
4. Tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng DVMTR gửi Trưởng thôn.
 
NẾU HỘ NHẬN KHOÁN BẢO VỆ RỪNG THỰC HIỆN KHÔNG TỐT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG ĐỂ CHO KHU RỪNG BỊ XÂM LẤN, XÂM HẠI, SUY THOÁI THÌ CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN DVMTR HAY KHÔNG?
 
1. Hộ nhận khoán bảo vệ rừng có trách nhiệm thực hiện đúng theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã ký với chủ rừng là tổ chức, được nhận tiền chi trả DVMTR theo kết quả nghiệm thu của chủ rừng.
 
2. Trong trường hợp hộ nhận khoán BVR thực hiện không tốt trách nhiệm bảo vệ rừng, để cho khu rừng bị xâm lấn, xâm hại, suy thoái, thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với việc vi phạm các nội dung trong hợp đồng đã được ký kết.
 
NẾU HỘ DÂN LÀ CHỦ RỪNG THỰC HIỆN KHÔNG TỐT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ RỪNG ĐỂ CHO KHU RỪNG BỊ XÂM LẤN, XÂM HẠI, SUY THOÁI THÌ AI SẼ XỬ LÝ VÀ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?
 
1. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC, hộ dân là chủ rừng phải ký cam kết bảo vệ rừng cung ứng DVMTR với UBND cấp xã và có trách nhiệm thực hiện theo cam kết đã ký.
 
2. Hộ dân là chủ rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo kết quả nghiệm thu.
 
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THƯỜNG CÓ TẬP QUÁN SINH SỐNG VÀ LÀM VIỆC THEO CỘNG ĐỒNG. HỌ THƯỜNG MUỐN CHIA ĐỀU TIỀN DVMTR CHO CÁC HỘ NHƯNG DIỆN TÍCH RỪNG KHOÁN CHO MỖI HỘ BẢO VỆ LẠI KHÔNG THỂ BẰNG NHAU.VẬY PHƯƠNG THỨC NÀO ĐỂ GIÚP HỌ PHÂN CHIA TIỀN DVMTR CHO CÔNG BẰNG?
 
1. Sinh hoạt và lao động theo cộng đồng là tập quán của đồng bào dân tộc. Để thực hiện được tập quán của mình, các hộ trong cộng đồng có thể thống nhất cử đại diện cộng đồng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức nhà nước.
 
2. Tiền chi trả DVMTR được nhận theo kết quả nghiệm thu của chủ rừng, cộng đồng có toàn quyền quyết định việc phân chia tiền giữa các hộ dân trong cộng đồng.
Còn tiếp...

TT.TH-CB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,886
  • Hôm nay249,014
  • Tháng hiện tại10,073,276
  • Tổng lượt truy cập455,468,398
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây