Hướng dẫn thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước IstanbulThủ tướng Chính phủ mới đây đã ký ban hành Nghị định số 64/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul. Nghị định sẽ c

Thứ ba - 30/06/2020 11:37
Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký ban hành Nghị định số 64/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul. Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/7/2020
Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa (sau đây gọi tắt là Công ước) được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Công ước hướng tới mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hòa hoá các thủ tục tạm quản, giúp cơ quan quản lý kiểm soát tốt hàng hóa tạm nhập, tái xuất và tạm xuất, tái nhập. Theo thông báo số 27/2019/TB-LPQT ngày 4/7/2019 của Bộ Ngoại giao, Việt Nam chính thức là thành viên Công ước Istanbul từ ngày 3/7/2019. 
Nghị định Nghị định số 64/2020/NĐ-CP gồm 8 chương 26 điều quy định cụ thể và hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục cấp và hoàn trả sổ tạm quản, bảo đảm thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác, tiền chậm nộp, tiền phạt và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa. Nghị định này không áp dụng đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính, hàng hóa quá cảnh.
Nghị định dành riêng Chương 2 quy định cụ thể về tạm quản hàng hóa, trong đó Điều 4 quy định rõ các hàng hóa được tạm quản gồm: 1- Hàng hóa để trưng bày tại sự kiện quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định này; 2- Hàng hóa sử dụng tại sự kiện bao gồm: Hàng hóa cần thiết cho mục đích giới thiệu máy móc nước ngoài hoặc thiết bị trưng bày, vật liệu xây dựng và trang trí, kể cả thiết bị điện cho gian hàng, quầy hàng; vật liệu quảng cáo và trưng bày để giới thiệu hàng hóa; 3- Trang thiết bị bao gồm thiết bị phiên dịch, thiết bị ghi âm thanh và hình ảnh, phim mang tính giáo dục, khoa học và văn hóa sử dụng tại sự kiện.
Về điều kiện áp dụng tạm quản, Nghị định quy định cụ thể tại Điều 5: 1- Hàng hóa tạm quản phải tuân thủ các chính sách về quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập của pháp luật; 2- Hàng hóa tạm quản phải phù hợp với mục đích tổ chức, tham gia sự kiện quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định này và được nhận diện bằng số seri hoặc đặc điểm, dấu hiệu nhận diện riêng; 3- Người khai hải quan sử dụng sổ ATA (sổ tạm quản) còn hiệu lực theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và được cấp bởi cơ quan cấp sổ ATA để thực hiện thủ tục hải quan.
Nguồn: www.customs.gov.vn
Nghị định cũng quy định cụ thể về Sổ tạm quản ATA (Chương 3); thủ tục hải quan (Chương 4); Bảo đảm hàng hóa tạm quản (Chương 5); miễn thuế, giảm thuế, quản lý thuế đối với hàng hóa tạm quản (Chương 6). 
Nghị định 64/2020/NĐ-CP được ban hành nhằm thực hiện cam kết quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai cơ chế tạm quản. Đơn giản hóa thủ tục, áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển giao lưu thương mại của Việt Nam khi gia nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Đồng thời, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập. 
​​Nội dung của Cơ chế tạm quản hàng hóa là hàng hóa được phép tạm nhập vào hoặc tạm xuất ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện chủ hàng tạm nhập hoặc tạm xuất phải đảm bảo tái xuất hoặc tái nhập trong thời hạn nhất định và chấp hành các quy định quản lý của các nước mà hàng hóa đi và đến.
Cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản (ATA carnet) là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul. Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập (khai báo, nộp, hoàn thuế) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng sổ tạm quản. Đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho một số hoạt động thương mại nhất định (hàng triển lãm, hội chợ và tham gia các sự kiện). 

Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay74,335
  • Tháng hiện tại9,504,474
  • Tổng lượt truy cập469,397,161
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây