Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng/202

Thứ năm - 18/06/2020 08:21
1. Đánh giá chungTheo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 5/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 37,36 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng 4 năm 2020, tương ứng tăng 1,26 tỷ USD.
Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 5 và 5 tháng/202
Tháng 5/2020, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu diễn biến tích cực hơn so với tháng trước trong đó xuất khẩu đạt 19,19 tỷ USD, tăng 9,1%  (tương ứng tăng 1,6 tỷ USD); nhập khẩu đạt 18,18 tỷ USD, giảm 1,9% (tương ứng giảm 347 triệu USD).
 
Biểu đồ 1: Trị giá và tốc độ tăng xuất khẩu hàng hóa của cả nước 5 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2020

 
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 
Tính đến hết tháng 5/2020 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 196,89 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 5,62 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% và nhập khẩu đạt 96,67 tỷ USD, giảm 4,6%.
 
Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 5/2020 thặng dư 1 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết tháng 5, cán cân thương mại của cả nước thặng dư 3,54 tỷ USD.
 
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 5/2020 đạt 21,33 tỷ USD, tăng 1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 5 tháng/2020 đạt 120,17 tỷ USD, giảm 6,2%, tương ứng giảm 7,95 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 11,9 tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 5 tháng/2020 lên 65,55 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
 
 Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2020 đạt 9,4 tỷ USD, giảm 6,6% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 5 tháng/2020 đạt 54,62 tỷ USD, giảm 5,9% so với 5 tháng/2019.
 
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2020 có mức thặng dư trị giá 2,45 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 5 tháng tính từ đầu năm 2020 lên mức thặng dư trị giá 10,9 tỷ USD.
 
2. Thị trường xuất nhập khẩu
 
Trong 5 tháng/2020, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,2%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong 5 tháng/2020 với thị trường này đạt 126,42 tỷ USD, giảm 4,4 % so với cùng kỳ năm 2019, trong đó trị giá xuất khẩu là 50,2 tỷ USD, giảm 1,4% và trị giá nhập khẩu là 76,21 tỷ USD, giảm 6,3%.
 
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 38,56 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2019 và là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 5 tháng đầu năm nay.
 
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Âu: 24,35 tỷ USD, giảm 7%; châu Đại Dương: 3,91 tỷ USD, tăng 1,9% và châu Phi: 2,38 tỷ USD, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn 5 tháng/2020
 
Thị trường  Xuất khẩu  Nhập khẩu
 Tổng        trị giá
(Tỷ USD)
 So với
năm 2019
 (%)
 Tỷ trọng (%) Tổng          trị giá
(Tỷ USD)
 So với
năm 2019
(%)
 Tỷ trọng (%)
 Châu Á         50.20   -1.4 50.2       76.21    -6.3 78.8
 - ASEAN         9.80   -14.4 9.8       12.26   -14.3 12.7
 - Trung Quốc        15.95   17.7 15.9       28.38   -4.7 29.4
 - Nhật Bản         7.67   -0.5 7.7       17.31   -9.3 17.9
 - Hàn Quốc         7.83   -1.1 7.8         7.77   5.7 8.0
 Châu Âu        16.72   -11.9 16.7         7.64   5.8 7.9
 - EU(28)       15.09   -11.2 15.1         6.01   4.2 6.2
 Châu Đại Dương           1.72   -2.3 1.7         2.19   5.4 2.3
 Châu Mỹ         29.67   8.7 29.7         8.88    -0.1 9.2
 - Hoa Kỳ       25.11   10.6 25.1         6.00   5.4 6.2
 Châu Phi          1.20   -5.6 1.2         1.18   -9.0 1.2
 Tổng       100.06   -0.9 100.0       96.67   -4.6 100.0
 
3. Mặt hàng xuất khẩu
 
Sau khi giảm mạnh trong tháng 4,  trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước đã quay lại đà tăng trưởng, đạt 19,19 tỷ USD tăng 9,1% so với tháng trước.
 
Trong đó, có những nhóm hàng có mức tăng cao như: điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,93 tỷ USD, tăng 428 triệu USD tương ứng tăng 17,1%;  máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 3,40 tỷ USD tăng 360 triệu USD, tương ứng tăng 11,9%; hàng dệt may đạt 1,87 tỷ USD tăng 257 triệu USD tương ứng tăng 16%...
 
Tính đến hết tháng 5/2020, trị giá xuất khẩu của cả nước đạt 100,21 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng dệt may có mức giảm mạnh nhất, đạt 10,56 tỷ USD giảm 13,6% tương ứng giảm 1,66 tỷ USD. Điện thoại các loại và linh kiện mặc dù là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu cao nhất, đạt 18,31 tỷ USD nhưng lại có mức suy giảm đứng thứ hai, giảm 7,1% tương ứng giảm 1,41 tỷ USD.
 
Biểu đồ 2: 10 nhóm hàng có trị giá xuất khẩu lớn nhất trong 5 tháng/2020 so với cùng kỳ năm 2019
 
 
 
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Điện thoại các loại và linh kiện:
 
Tháng 5/2020 xuất khẩu của mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt trị giá 2,93 tỷ USD, tăng 17,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 18,31 tỷ USD, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU (28 nước) đạt 3,97 tỷ USD, giảm 24,7%; xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 3,39 tỷ USD, giảm 10,1%; sang thị trường Trung Quốc đạt 3,21 tỷ USD, tăng gấp 3,2 lần; sang thị trường Hàn Quốc đạt 2,11 tỷ USD, tăng 3,7%... so với cùng kỳ năm trước.
 
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 5 đạt 3,39 tỷ USD, tăng 11,9% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 15,53 tỷ USD tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Trung Quốc đạt 4,32 tỷ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Hoa Kỳ đạt 3,48 tỷ USD, tăng gấp 1,95 lần; sang EU đạt 1,98 tỷ USD, giảm 3%; sang Hồng Kông đạt 1,23 tỷ USD, tăng 35%; sang Hàn Quốc đạt 1,06 tỷ USD, giảm 8,4%...
 
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 5 đạt 1,87 tỷ USD, tăng 16% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.
 
Trong 5 tháng, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 4,84 tỷ USD, giảm 14,9% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản với 1,39 tỷ USD, giảm 4,1%; thị trường EU (28 nước) đứng thứ ba với 1,26 tỷ USD, giảm 19%...
 
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2020 đạt 1,72 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,51 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước.
 
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 5 tháng từ đầu năm 2020 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 2,93 tỷ USD, tăng mạnh 73,5%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 1,33 tỷ USD, tăng 29,7%; Nhật Bản với 809 triệu USD tăng 6%; Hàn Quốc với 754 triệu USD, tăng 27,4% so với cùng thời gian năm 2019...
 
Nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su)
 
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản trong tháng 5 đạt 1,47 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5, trị giá xuất khẩu nhóm hàng nông sản của cả nước đạt 6,87 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hàng rau quả có mức giảm mạnh nhất, chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,6% tương ứng giảm 256 triệu USD so với 5 tháng năm 2019.
 
Trong đó: xuất khẩu sang thị trường chủ lực là Trung Quốc vẫn giảm mạnh so với cùng kỳ, đạt 2,05 tỷ USD giảm hơn 18%; sang Hoa Kỳ đạt 720 triệu USD, tăng 7,9%; sang Philipin đạt 679 triệu USD, tăng mạnh 30,2% (chủ yếu do tăng xuất khẩu gạo)…
 
Giày dép các loại: xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 5/2020 đạt 1,31 tỷ USD, tăng 8,7% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 5 tháng/2020 đạt 6,69 tỷ USD, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2019. 
 
Hoa Kỳ và EU là 2 thị trường chính nhập khẩu nhóm hàng giày dép các loại của Việt Nam trong 5 tháng/2020 với kim ngạch và tốc độ tăng lần lượt là 2,43 tỷ USD (giảm 6,8%) và 1,75 tỷ USD (giảm 12%). Tính chung, trị giá nhóm hàng giày dép xuất khẩu sang 2 thị trường chính đạt 4,18 tỷ USD, chiếm 62,5% tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
 
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt trị giá 771 triệu USD, tăng 10,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,1 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Gỗ và sản phẩm gỗ trong 5 tháng/2020 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 2,01 tỷ USD, tăng 9,14% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc với 550 triệu USD, tăng 18,5%;  sang Nhật Bản với 522 triệu USD, tăng 2,6%…
 
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 490 triệu USD, tăng 2,6% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng/2020 đạt 3,19 tỷ USD, giảm 10,9% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 888 triệu USD, giảm 17,2%; sang Hoa Kỳ đạt 625 triệu USD, tăng 0,3%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 181 triệu USD, tăng 18,9% …
 
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 641 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 2,89 tỷ USD, giảm 9% so với cùng thời gian năm 2019.
 
 Hàng thủy sản trong 5 tháng tính từ đầu năm 2020 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: Nhật Bản: 548 triệu USD; giảm 0,7%; Hoa Kỳ: 490 triệu USD, giảm 3,7%; EU (28 nước) với 441 triệu USD, giảm 13,2%; Trung Quốc: 373 triệu USD, giảm 1,9%… so với cùng kỳ năm trước.
 
4. Mặt hàng nhập khẩu
 
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 5/2020  là 18,18 tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% về số tương đối và giảm 347 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng trước.
 
Trong tháng 5/2020, có tới 34/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm trị giá so với tháng trước. Trong đó, giảm nhiều ở nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng và giảm hầu hết nhóm nguyên liệu đầu vào cho các ngành dệt may, giày dép, gỗ, nhựa, sắt thép, hóa chất,...
 
Tuy nhiên, nhập khẩu lại tăng cao so với tháng 4/2020 ở một số nhóm hàng như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nông sản, nguyên liệu dể sản xuất thức ăn gia súc, xăng dầu, khí đốt, phân bón,...
 
Tính trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 96,67 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong đó, có những mặt hàng nhập khẩu giảm mạnh như: xăng dầu các loại giảm 19% (tương ứng giảm 748 nghìn tấn) về lượng, giảm 46% (tương ứng giảm 1,13 tỷ USD) về trị giá; ô tô nguyên chiếc các loại giảm 42,5% (tương ứng giảm hơn 27 nghìn chiếc) về lượng, giảm 43,1% (tương ứng giảm 616 triệu USD) về trị giá; sắt thép các loại giảm 9,8% về lượng (tương ứng giảm gần 600 nghìn tấn), giảm 17,9% (tương ứng giảm 773 triệu USD) về trị giá; máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 6,3% (tương ứng giảm 935 triệu USD) về trị giá…
 
Biểu đồ 3: Trị giá nhập khẩu của 10 nhóm hàng lớn nhất trong 5 tháng/2020 so với cùng kỳ năm 2019

 
Nguồn: Tổng cục Hải quan
 
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2020 là 4,37 tỷ USD, tăng 14,2 so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2020, cả nước nhập khẩu gần 22,04 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 10% (tương ứng tăng 1,9 tỷ USD) so với 5 tháng/2019.
 
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu trong 5 tháng/2020 là 6,56 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc với 5,18 tỷ USD, tăng 4,1%. Nhập khẩu từ Đài Loan (với 2,55 tỷ USD, tăng mạnh 25,5%) đã vượt Hoa Kỳ (với 1,92 tỷ USD, tăng 8,2%) để trở thành thị trường đứng thứ 3 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam.
 
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong  tháng 5 đạt 2,58 tỷ USD, giảm 13,4% so với tháng trước. Qua đó, nâng trị giá nhập khẩu trong  5 tháng qua là 13,87 tỷ USD, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 7,06 tỷ USD, giảm 10% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 6,81 tỷ USD, giảm 2,2%.
 
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 5 tháng/2020 với trị giá là 5,67 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 2,39 tỷ USD, giảm 12,6%; Nhật Bản với 1,85 tỷ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày ( bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày): nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 5/2020 tiếp tục xu hướng giảm, với 1,65 tỷ USD, giảm 5,7% so với tháng trước. Tính chung, trong 5 tháng đầu năm nay, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này là 8,53 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trong 5 tháng qua, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng tới 47%, với gần 4 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
 
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 752 triệu USD, giảm 4,4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 5/2020 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 4,93 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện trong 5 tháng/2020 cho Việt Nam với trị giá chiếm 92,9% trị giá nhập khẩu của mặt hàng này của cả nước, trong đó: từ Trung Quốc là 2,42 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 2,17 tỷ USD, tăng 22,8%…
 
Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo: Trong tháng 5/2020, nhập khẩu hai nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo đạt 1,03 tỷ USD, giảm 12,3% so với tháng trước. Qua đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này trong 5 tháng tính từ đầu năm đạt gần 6 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm 2019.
 
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ các quốc gia: Trung Quốc với 1,67 tỷ USD tăng 15%; Hàn Quốc đạt 1,32 tỷ USD,giảm 9,1%; Đài Loan đạt 540 triệu USD, giảm 11%... so với 5 tháng/2019.
 
Xăng dầu các loại:  Lượng nhập khẩu trong tháng là 752 nghìn tấn, trị giá là 193 triệu USD, tăng 39,7% về lượng và tăng 36,1% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 5 tháng/2020, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 3,2 triệu tấn, giảm 19%, trị giá nhập khẩu là 1,32 tỷ USD, giảm 19% so với 5 tháng/2019.
 
Trong 5 tháng/2020, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc với 797 nghìn tấn, giảm 9,2%; từ Malaixia với 842 nghìn tấn, giảm 25,3%; từ Singapore với 600 nghìn tấn, giảm 37,7% …so với cùng kỳ năm trước
 
 
 
 
 
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
 
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 5 VÀ 5 THÁNG NĂM 2020
Stt Chỉ tiêu Số sơ bộ
(A) (B) (C)
I Xuất khẩu hàng hoá (XK)  
1 I.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 5/2020 (Triệu USD) 19,186
2 I.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 4/2019 (%) 9.1
3 I.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 5/2019 (%) -6.0
4 I.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 tháng năm 2020 (Triệu USD) 100,212
5 I.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 5 tháng/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (%) -0.9
II Nhập khẩu hàng hoá (NK)  
6 II.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 5/2020 (Triệu USD) 18,176
7 II.2 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 4/2020 (%) -1.9
8 II.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 5/2019 (%) -13.0
9 II.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng  năm 2020 (Triệu USD) 96,674
10 II.5 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 5 tháng/2020 so với cùng kỳ năm 2019 (%) -4.6
III Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)  
11 III.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 5/2020 (Triệu USD) 37,362
12 III.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 4/2020 (%) 3.5
13 III.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 5/2020 so với tháng 5/2019 (%) -9.6
14 III.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng năm 2019 (Triệu USD) 196,887
15 III.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 5 tháng năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 (%) -2.8
IV Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)  
16 IV.1 Cán cân thương mại tháng 5/2020 (Triệu USD) 1,010
17 IV.2 Cán cân thương mại 5 tháng năm 2019 (Triệu USD) 3,538
 
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Dự kiến Bài Phân tích Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6 và 6 tháng năm 2020 sẽ được phổ biến từ ngày 12/7/2020
                                                                                                                                                               Đưa tin: Ánh Trần.
                                                                                                                                                               Nguồn tin: Tổng cục Hải quan

Tác giả: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập783
  • Hôm nay393,202
  • Tháng hiện tại7,871,745
  • Tổng lượt truy cập491,735,183
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây