Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị năm 2022

Thứ năm - 02/06/2022 16:20 3945
    Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (tiếng Anh: International Covenant on Civil and Political Rights, viết tắt: ICCPR) là một công ước quốc tế do Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Công ước là một phần của hệ thống Luật Nhân quyền quốc tế, cùng với Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được đặt dưới sự giám sát riêng của Ủy ban Nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. 
      Việt Nam đã gia nhập ICCPR ngày 24/9/1982 (Ảnh minh họa)
Nội dung cơ bản của Công ước
- Công ước gồm 6 phần, 53 điều, cụ thể như sau:
+ Lời nói đầu;
+ Phần I (Điều 1);
+ Phần II (Điều 2 đến Điều 5);
+ Phần III (Điều 6–27);
+ Phần IV (Điều 28–45);
+ Phần V (Điều 46 và 47);
+ Phần VI (Điều 48–53).
    Ngày 26/9/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Hiểu được tầm quan trọng của Công ước, lãnh đạo tỉnh Bình Phước đã ban hành các Kế hoạch triển khai thực hiện gắn với các nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2022 phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, cụ thể: Ngày 28/7/2021 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 252/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019; Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 10/5/2022 về việc tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản của Công ước,…Nội dung của Công ước ICCPR bao gồm tất cả các quyền dân sự và chính trị của con người từ lúc sinh ra như: quyền được sống, quyền được tự do và an toàn cá nhân, quyền được tự do đi lại, tự do cư trú, quyền tự do ngôn luận,…Vì vậy, quá trình triển khai Công ước đòi hỏi phải có sự bao quát, toàn diện trên mọi mặt, mọi lĩnh vực để đảm bảo đầy đủ các quyền của con người đồng thời trong quá trình triển khai phải căn cứ và tình hình thực tế ở địa phương để đảm bảo tính thực thi, hiệu quả.  
    Việc tham gia ký kết Công ước ICCPR là một cột mốc quan trọng trong công cuộc bảo vệ các quyền cơ bản của con người, đề cao vấn đề nhân quyền. Từ đó, góp phần nâng cao sự hưởng thụ của người dân về các quyền dân sự và chính trị phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Từ khi tham gia ICCPR, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong ICCPR được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn, những thành tựu và nỗ lực ấy được thể hiện tại Báo cáo giữa kỳ gửi tới Ủy ban Nhân quyền vào ngày 29/3/2021. Tính đến nay, Việt Nam đã nộp 02 báo cáo quốc gia về việc triển khai thực hiện Công ước.
Cơ sở pháp lý:

- Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Xem nội dung văn bản tại đây.
- Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 26/9/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc. Xem nội dung văn bản tại đây.
Ngọc Trang



 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập686
  • Hôm nay2,937
  • Tháng hiện tại10,303,444
  • Tổng lượt truy cập372,309,247
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Bqlkkt_phong chong covid
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây