Cô gái Khmer mang “chìa khóa” hội nhập về vùng biên

Thứ sáu - 17/03/2023 09:07
Tuy tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược nhưng Lâm Thi Sa Nha (SN 1995, dân tộc Khmer) lại quyết định chọn khởi nghiệp từ lĩnh vực giáo dục dành cho thiếu nhi. Và Trung tâm Anh ngữ Link Education được thành lập tại khu phố Ninh Thành, thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước là “quả ngọt” sau những nỗ lực không ngừng của chị.
Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Nguyễn Tất Thành, TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Dược sĩ, Lâm Thi Sa Nha ở lại thành phố làm việc. Thế nhưng, sau một thời gian chị cảm thấy công việc đang làm chưa phải là nghề phù hợp. Vốn có năng khiếu ngoại ngữ nên chị quyết định học thêm chứng chỉ ngôn ngữ Anh với ước mơ trở về quê hương mở trung tâm dạy tiếng Anh cho học sinh ở vùng sâu, xa, đặc biệt là con em người đồng bào dân tộc Khmer.
Cô giáo Khmer Lâm Thi Sa Nha hướng dẫn các em học sinh học tiếng Anh
Sau nhiều năm kiên trì, nỗ lực hoàn thành các kỳ thi chứng chỉ, chị Sa Nha bắt đầu làm trợ giảng ở nhiều trung tâm tiếng Anh tại TP. Hồ Chí Minh để trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Năm 2021, chị Sa Nha trở về quê nhà khởi nghiệp bằng mô hình học song ngữ tiếng Anh và tiếng Khmer. Và Trung tâm Anh ngữ Link Education ra đời từ đó.
Startup Lâm Thị Sa Nha và Nguyễn Trọng Nghĩa tham gia chương trình “Ngôi nhà khởi nghiệp” của BPTV
Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp, chị Sa Nha cho biết: “Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh và quản lý nên lúc đầu tôi gặp nhiều trở ngại. Trung tâm mở ra chưa ai biết đến thì đã phải đóng cửa để phòng, chống dịch Covid-19, khiến tôi bế tắc. Nhưng với quyết tâm phải làm đến cùng, tôi đã đăng tải thông tin tuyển sinh trên các trang mạng xã hội; đưa ra hình thức học trực tuyến thông qua ứng dụng Google Meet, Zoom để phụ huynh và học sinh có thể tham gia khóa học online tại Link Education. Và dần dần trung tâm đã vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định và phát triển như hôm nay”.
Cô giáo Khmer Sa Nha duyên dáng trong trang phục truyền thống của người dân tộc Khmer và áo dài Việt Nam

Chị Sa Nha chia sẻ thêm, để học sinh tiếp cận tiếng Anh chuẩn, chị đưa ra phương pháp dạy bằng hình ảnh, mời giáo viên bản xứ, tổ chức các buổi sinh hoạt thú vị bằng tiếng Anh để học sinh không nhàm chán trong quá trình học. Có một điều rất đặc biệt tại Trung tâm Ngoại ngữ Link Education, đối với học sinh con em đồng bào Khmer sẽ được các thầy cô giáo thành thạo tiếng Anh và tiếng Khmer phụ trách. Thông qua các hoạt động giao tiếp, mô hình học tập song ngữ tiếng Anh và tiếng Khmer của các thầy cô giáo người Khmer nơi đây đã góp phần giúp học sinh vùng nông thôn nâng cao khả năng ngoại ngữ, đồng thời có không gian sinh hoạt lành mạnh, bổ ích.

Với mục đích giúp các em thiếu nhi tại quê nhà có thể tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh, chị Sa Nha dự định sẽ mở rộng thêm cơ sở tại một số xã chưa có trường dạy học tiếng Anh. Qua đó để giúp các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa được tiếp xúc với tiếng Anh như các bạn khác. Hy vọng, chị sẽ tiếp tục nỗ lực, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện Lộc Ninh nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung.

 

Nguồn tin: Báo Bình Phước::

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,218
  • Hôm nay358,942
  • Tháng hiện tại3,301,563
  • Tổng lượt truy cập487,165,001
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây