Nỗ lực bảo tồn voi giữa đại ngàn

Thứ sáu - 17/03/2023 09:31 605
Sau khi các hộ dân chuyển giao những con voi của gia đình cho tỉnh để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Bù Đăng thực hiện chăm sóc, bảo tồn những con voi này. Trên cơ sở đó, UBND huyện Bù Đăng đã giao voi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã từng nuôi và gắn bó với chúng để tiếp tục chăm sóc, bảo vệ. Với các hộ dân, voi có vị trí quan trọng trong đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và được coi như một thành viên trong gia đình, cộng đồng của họ.

Tài sản thiên nhiên ban tặng

Bén duyên với nghề nuôi voi từ khi còn trẻ, ông Điểu Zít ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng được cha ông mình chỉ dạy cách thuần voi, nên ông có nhiều kinh nghiệm trong việc này.

Ông Điểu Zít cho biết, ngày trước khi mới thuần dưỡng voi, mỗi ngày ông tiếp xúc với voi vài lần để quen dần. Đến nay, ông nhận chăm sóc 1 con voi đã được ông nuôi từ khi còn trẻ. Với ông, con voi này như một người bạn, một thành viên trong gia đình. Mỗi khi có khách du lịch đến trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) ông thường dắt voi ra cho khách tham quan, góp phần tạo nét riêng về du lịch Bình Phước. Ông Điểu Zít chia sẻ: “Trước đây, bà con đi rẫy xa nên thường thuê tôi dùng voi để chở lúa, chở gạo qua suối. Cứ như thế, gia đình tôi chăm sóc và gắn bó với con voi này cho đến nay”.

ãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và huyện Bù Đăng thăm và tìm hiểu việc chăm sóc voi ở trảng cỏ Bù Lạch trong dịp làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng đầu năm 2023 - Ảnh: Trương Hiện

Gia đình ông Điểu Nhố ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng cũng đang nuôi dưỡng 1 con voi cái hơn 40 tuổi. 60 tuổi đời, nhưng đã có hơn 30 năm gắn bó với “người bạn” này đã giúp ông Điểu Nhố có thêm kinh nghiệm trong quá trình thuần dưỡng voi. Từ một loài động vật hoang dã khi được thuần dưỡng, voi trở thành người bạn thân thiết với con người. Ông Điểu Nhố cho biết, thức ăn cho voi là những loại cây trái trong vườn như dừa, mía, thơm… thứ gì con người ăn được đều có thể làm thức ăn cho voi. Cứ vài ngày hoặc 1 tuần, ông lại chạy xe hàng chục cây số và đi bộ thêm một quãng đường mòn trong rừng để mang thức ăn vào cho voi, vừa thăm vừa gắn bó tình cảm với voi. Cũng như ông Điểu Zít, khi có khách đến tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), ông lại đưa voi ra giới thiệu.

Theo ông Điểu Nhố, tuy có nhiều động tác điều khiển nhưng những tín hiệu bằng âm thanh của người quản tượng vẫn là quan trọng nhất và voi sẽ ứng xử theo ý chủ. Voi tuy to lớn, cồng kềnh nhưng rất khéo léo và tình cảm. Ông Điểu Nhố chia sẻ: “Mình gắn bó với voi từ thời trai trẻ đến nay, vừa nối nghiệp truyền thống gia đình vừa để bảo tồn. Không chỉ gia đình tôi mà bà con nơi đây luôn xem voi là tài sản thiên nhiên ban tặng nên rất tâm huyết bảo vệ, ngược lại, voi cũng rất nghe lời quản tượng”.

Và nâng cao ý thức cộng đồng

Bù Đăng có hệ sinh thái tự nhiên trùng điệp như mái nhà chở che những con voi. Voi là động vật quý thiên nhiên ban tặng, nên người dân Bù Đăng ra sức cùng Nhà nước bảo vệ. Năm 2017, sau khi thực hiện chủ trương chuyển giao những con voi hiện có cho tỉnh, với kinh nghiệm và sự gắn bó của mình với voi, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bù Đăng nhận lại để chăm sóc cho đến nay.
 

Theo những người quản tượng, voi là một loài động vật thông minh và giàu cảm xúc, rất thân tình với người gắn bó

Ngoài sử dụng voi làm sức kéo phụ giúp nhà nông, đối với người M’nông, voi còn là biểu tượng cho sự may mắn. Người dân địa phương đã “dang rộng vòng tay” và nhận thức đúng về giá trị bảo tồn loài động vật này.

Thời gian qua, do những thay đổi lớn về điều kiện tự nhiên đã làm suy giảm môi trường sống của voi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú của voi, số lượng voi hoang dã cũng như voi nhà ngày càng ít. Trong khi các cấp chính quyền đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát triển đàn voi thì việc làm của những người gắn bó với voi như hộ ông Điểu Zít, Điểu Nhố là rất đáng ghi nhận.

Bù Đăng hiện có 2 hộ đang nuôi 2 con voi, trọng lượng 2-3 tấn/con, từ 30-40 tuổi. Thực hiện chủ trương của tỉnh là bảo tồn những con voi, địa phương đang hỗ trợ các hộ nuôi tiền công chăm sóc và tiền thức ăn cho voi. Ngoài ra, chúng tôi cũng nỗ lực tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mỗi thành viên trong cộng đồng về gìn giữ và bảo tồn những con voi hiện có. 
Ông BÙI THANH CHUNG
Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng
 


 

Nguồn tin: Báo Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,140
  • Hôm nay290,234
  • Tháng hiện tại7,170,190
  • Tổng lượt truy cập380,290,527
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây