Thanh niên dân tộc S'tiêng lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ hai - 13/02/2023 16:05
         Với người dân tộc S’tiêng cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người. Văn hoá cồng chiêng cũng tạo nên nét đặc trưng riêng của người dân. Tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người S’tiêng trong các dịp lễ, tết, mừng lúa mới... Đối với họ, cồng chiêng không chỉ là cầu nối giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh mà còn là tiếng lòng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động của mỗi người dân. Xuất phát từ đam mê và niềm tự hào, ngày nay, các bạn trẻ người dân tộc S’tiêng đang cố gắng học tập để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
 
Thanh niên xã Thanh An học đánh cồng tại sân nhà văn hóa cộng đồng ấp Bù Dinh
 
         Âm vang tiếng cồng chiêng của người S’tiêng
         Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó, thế hệ trẻ đóng vai trò không nhỏ. Nhận thức rõ điều đó, thanh niên người S’tiêng xã Thanh An đã và đang phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình, đóng góp vào sự phát triển văn hóa - xã hội chung của đất nước. Với họ, âm vang cồng chiêng là một món ăn tinh thần độc đáo khiến mọi người xích lại gần nhau để chia sẻ và giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
         Để nét văn hoá đặc trưng này không bị mai một theo thời gian, thế hệ trẻ người S’tiêng được cha ông đi trước truyền dạy về ý nghĩa, hướng dẫn cách thức sử dụng và di chuyển khi đánh cồng chiêng và múa theo nhịp cồng chiêng.
Sau một ngày lao động hăng say, vất vả vào các buổi chiều, tối, thanh niên xã Thanh An, đặc biệt là thanh niên người dân tộc S’tiêng ấp Bù Dinh tập trung lại để cùng nhau học đánh cồng chiêng. Theo đó, nam học đánh cồng chiêng còn nữ học múa. Những điệu múa hòa theo nhịp điệu cồng chiêng để tạo nên một bản nhạc rộn ràng, tươi vui.
         Bí thư xã đoàn Thanh An (Hớn Quản) Thị Bé Lan chia sẻ: Bản thân tôi rất thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Phụ trách công tác đoàn thanh niên của xã, lại là người S’tiêng nên rất thích thú với bộ môn nghệ thuật của dân tộc mình. Mới đầu khi tiếp cận học múa rất khó, nhìn sơ qua thì dễ nhưng khi học thì khó. Những cái động tác và nhịp của bài múa phải hợp với nhịp công chiêng. Nếu không bắt được nhịp sẽ không múa được. Học múa để duy trì và phát huy bản sắc dân tộc, qua đó kêu gọi đoàn viên thanh niên và các bạn trẻ thành lập đội cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình cũng như tổ chức đi giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh. Từ đó, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên tham gia vào tổ chức đoàn – hội ở địa phương.
         Người truyền lửa
        Hoàn tất công việc nương, rẫy, thời gian nông nhàn, gia đình bà Thị Mương (SN 1965) lại quây quần bên nhau dạy cho con, cháu hiểu và biết bản sắc văn hóa dân tộc của người S’tiêng. Gắn bó với nghề dệt thổ cẩm của người S’tiêng từ nhỏ nên bà Mương mong muốn con, cháu của mình cũng biết về nghề truyền thống của dân tộc. Ngoài con gái, bà cũng chỉ dạy cho con dâu biết thao tác, quy trình dệt thổ cẩm. Sự chỉ bảo tỉ mỉ của bà khiến các con cũng muốn biết về nghề truyền thống của ông cha để tiếp tục duy trì và truyền lại cho thế hệ sau mình không bị mai một. Theo đó, trong gia đình con gái, con dâu theo mẹ học dệt bên khung cửi; học điệu múa của người S’tiêng trong các dịp lễ mừng lúa mới, phá bàu, đám cưới, đám hỏi… còn con trai sẽ được cha dạy cách đánh cồng chiêng để tạo ra những âm thanh hay và trầm bổng theo nhịp điệu. Bà Thị Mương cho biết thêm: Dù tuổi cao, sức yếu nhưng bản thân luôn cố gắng truyền đạt cho con, cháu và đặc biệt là thế hệ trẻ trong ấp, xã truyền thống văn hóa dân tộc S’tiêng. Văn hóa của người S’tiêng đám buồn chỉ đánh cồng chiêng, không múa còn trong các đám vui thì có khoảng hơn mười điệu múa. Đặc biệt, nếu đánh cồng chiêng có kèn thì sẽ có nhiều điệu múa hơn.
         Ở nhà ba mẹ cũng dạy biết về truyền thống của dân tộc, lấy chồng cũng được ba mẹ chồng tiếp tục truyền dạy. Tôi cũng đã biết những điệu múa của người S’tiêng, biết dệt thổ cẩm khung nhỏ. Mới đầu học cũng khó nhưng khi biết thấy cũng dễ. Tôi cũng sẽ tiếp tục truyền dạy cho các con của mình để lưu giữ truyền thống của dân tộc. Chị Thị Kim Vàng - con dâu bà Thị Mương chia sẻ:

 
 Bà Thị Mương hướng dẫn các con nghề dệt thổ cẩm của dân tộc S’tiêng
 
        Già làng Điểu Khiêm xã Thanh An chia sẻ: Cồng chiêng có ý nghĩa đặc biệt với người S’tiêng, do đó, chúng tôi thế hệ già dạy thế hệ trẻ để giữ truyền thống của cha ông. Cố gắng đưa phong trào và giữ cho buôn làng ngày càng tiến bộ, không mất truyền thống của dân tộc mình. Đánh cồng chiêng vào mùa thu hoạch mừng lúa mới và các đám cưới, hỏi... và trong mỗi sự kiện, lễ hội cách đánh cồng chiêng cũng khác nhau thể hiện ý nghĩa riêng trong từng sự kiện.
        Đội thanh niên cồng chiêng xã Thanh An thành lập và duy trì không chỉ góp phần tạo nên sân chơi văn hóa lành mạnh, bổ ích dành cho những người yêu thích nghệ thuật cồng chiêng mà còn là dịp để các bậc cha, chú truyền dạy cho thế hệ trẻ hiểu, biết và yêu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc S’tiêng. Qua đó, hình thành các đội, nhóm tham gia phục vụ, biểu diễn loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc tại các chương trình, lễ hội lớn ở địa phương và các cấp trong, ngoài tỉnh. Đây được coi là sân chơi văn hóa văn nghệ thuật lành mạnh cho thanh niên các dân tộc được vui chơi giải trí; góp phần, tăng cường tập hợp, đoàn kết thanh niên các dân tộc tham gia tổ chức đoàn - hội ở địa phương. Bí thư đoàn xã Thanh An Thị Bé Lan.

 
Bà Thị Mương dạy các điệu múa theo nhịp điệu cồng chiêng  cho các bạn nữ ở địa phương
 
        Ấp Bù Dinh có 250 hộ dân, là ấp vùng sâu vùng xa với phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, hơn 70% là người dân tộc S’tiêng. Văn phòng chính phủ hỗ trợ tặng địa phương bộ cồng chiêng nên chi bộ ra nghị quyết chuyên đề giao cho các đảng viên vận động thanh thiếu niên và người dân tập cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, hàng năm biểu diễn trong các ngày hội đại đoàn kết dân tộc hay phục vụ du khách về thăm quan. Đối với người S’tiêng, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bí thư chi bộ ấp Bù Dinh, Lê Tiến Chúc

Tác giả: Ngọc Quế

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay205,735
  • Tháng hiện tại1,554,863
  • Tổng lượt truy cập446,949,985
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây