Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông

Thứ ba - 20/08/2024 10:20
1. Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng:
- Mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về an toàn giao thông và văn hóa giao thông, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến về kỹ năng phòng tránh tai nạn, kỹ năng điều khiển phương tiện tham gia giao thông an toàn; hậu quả của tai nạn giao thông đường bộ do chạy quá tốc độ cho phép, sử dụng ma túy, chất có cồn, sử dụng điện thoại, không đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, không thắt dây an toàn, không sử dụng ghế ngồi cho trẻ em trong ô tô, đặc biệt các kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn trên đường bộ cao tốc.
- Tăng cường thời lượng tuyên truyền, hướng dẫn an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và truyền hình các địa phương, hệ thống kênh phát thanh trực tuyến, mạng xã hội, các nền tảng truyền thông kỹ thuật số.
2. Ứng dụng các giải pháp công nghệ tuyên truyền:
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về an toàn giao thông qua các nền tảng công nghệ thông tin như: internet, các mạng xã hội, điện thoại thông minh, đặc biệt bằng các công cụ hình ảnh trực quan, các ứng dụng trò chơi.
- Xây dựng và hoàn thiện các cẩm nang, sổ tay an toàn giao thông trên đường bộ cao tốc, đường giao thông nông thôn v.v. dưới dạng các ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động thông minh.
3. Tuyên truyền qua hệ thống thông tin cơ sở:
Xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với đặc điểm vùng miền, tôn giáo, bằng ngôn ngữ của nhiều dân tộc để truyền thông tại cơ sở, phát trên hệ thống loa truyền thanh của cơ sở kèm theo chuyên mục hỏi, đáp về an toàn giao thông; tiếp tục thực hiện “Năm an toàn giao thông”, “Tháng cao điểm an toàn giao thông” và tuyên truyền vào dịp Tết, lễ, hội theo chuyên đề cụ thể tại các địa phương.

4. Hoàn thiện và cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng hình ảnh sinh động:
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông. Tổ chức vận động xây dựng văn hóa giao thông trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc.

5. Giáo dục an toàn giao thông trong trường học:
- Hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy và đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, văn hóa giao thông, kỹ năng tham gia giao thông an toàn vào trong chương trình chính khóa, trong các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh, sinh viên; tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
- Đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình chính khóa cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm, trường nghề, đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên các trường sư phạm học chuyên ngành liên quan đến giảng dạy về an toàn giao thông.
- Các trường đại học, trường nghề nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo các ngành, chuyên ngành, bộ môn khoa học thuộc lĩnh vực bảo đảm an toàn giao thông.
6. Tuyên truyền qua các hoạt động khác:
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, phẩm chất của lực lượng thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Thường xuyên tuyên truyền cho các lái xe trong đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, đặc biệt là lái xe tải và xe khách liên tỉnh. Tập huấn kiến thức pháp luật giao thông, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho các lái xe; gắn trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
- Đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật và chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào sinh hoạt thường xuyên của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức tôn giáo. Tiếp tục đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ chức đoàn thể, cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và là một tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân (đặc biệt là tại các đô thị) sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng, góp phần giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.

Tác giả: Hồng Lợi

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,456
  • Hôm nay188,577
  • Tháng hiện tại6,901,441
  • Tổng lượt truy cập490,764,879
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây