Phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu

Thứ năm - 06/06/2024 17:09
Ngày 03/6/2024, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (05/6), Tháng hành động vì môi trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo đó, thời gian triển khai thực hiện các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 từ cuối tháng 5/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
     Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2024 với chủ đề: “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa” nhằm kêu gọi cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho người dân.
       Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5) với chủ đề: “Hãy là một phần của kế hoạch đa dạng sinh học” nhằm kêu gọi cùng đóng góp vào việc thực hiện Khung đa dạng sinh học toàn cầu để ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học trong thập kỷ “Phục hồi hệ sinh thái”
       Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phối hợp phát động hưởng ứng tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương. UBND các huyện, thị xã, thành phố xem xét tổ chức hoạt động mít-tinh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2024 đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
       Đồng thời, tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh của các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Nội dung tuyên truyền tập trung vào tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2024; các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về tăng cường các hoạt động quản lý chất lượng môi trường đất...
        Tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc phục hồi đất đai, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đa dạng các phương thức tuyên truyền; vận dụng nền tảng công nghệ và mạng xã hội để truyền thông, tạo sự lan toả, hưởng ứng của toàn xã hội. Tăng cường truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và các giá trị của đa dạng sinh học trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia; lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình giáo dục, đồng thời thúc đẩy lối sống hài hòa với thiên nhiên.
       Bên cạnh đó, triển khai tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học phù hợp với tình hình thực tế như: làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải; tuyên truyền, khuyến khích cộng đồng không sử dụng túi nilon khó phân huỷ và các sản phẩm nhựa dùng một lần; giảm thiểu phát thải, ngăn chặn và giảm rác thải nhựa, quản lý chặt chẽ thuốc trừ sâu và hóa chất dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, quản lý dịch bệnh, thâm canh bền vững. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực đất bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.

      Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) và quy định về phân loại rác thải tại nguồn đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất; đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, các mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển kinh tế xanh, phát triển bền vững nhằm hạn chế tối đa quá trình sa mạc hóa, ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường các hoạt động khẩn cấp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và buôn bán trái phép các loài động vật, thực vật hoang dã. Ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện và tác động của các loài ngoại lai xâm hại đối với đa dạng sinh học thông qua các biện pháp kiểm soát, tăng cường quản lý con đường du nhập hoặc diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại. Tăng cường kiểm soát việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; tập trung các nguồn lực để giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường từ chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế của người dân. Khuyến khích tổ chức khởi công, xây dựng và bàn giao các công trình phục vụ bảo vệ môi trường, phục vụ lợi ích của cộng đồng và các hoạt động phát triển theo hướng bền vững. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại nguồn.

Tác giả: Nguyễn Thị Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,678
  • Hôm nay188,742
  • Tháng hiện tại10,013,004
  • Tổng lượt truy cập455,408,126
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây