Tỉnh ủy Bình Phước ban hành chỉ thị tăng cường nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới

Thứ ba - 31/10/2023 14:26
Trong thời gian qua, công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm. Cán bộ, đảng viên, công chức, các cấp, các ngành, nhất là cấp cơ sở đã tăng cường gắn bó, gần gũi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, của đồng bào dân tộc, tôn giáo, kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất và giải quyết theo quy định.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác nắm tình hình Nhân dân vẫn còn những hạn chế: Việc nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo của một số cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, địa phương chưa được chú trọng, thiếu nhạy bén, chưa kịp thời; phương pháp nắm tình hình và dự báo chưa đạt hiệu quả cao; một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể chưa sâu sát cơ sở, chưa nắm chắc địa bàn và diễn biến tâm trạng của Nhân dân; công tác vận động, tuyên truyền có thời điểm chưa tốt. Chế độ thông tin báo cáo chưa thực hiện kịp thời, đầy đủ; sự phối hợp giải quyết một số tình huống dân vận cụ thể thiếu đồng bộ, chặt chẽ.
Để nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới, ngày 12/10/2023 Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TU. Trong đó, tập trung chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Tập trung quán triệt và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác dân vận trong tình hình mới; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo. Chủ động, thường xuyên nắm, phân tích, đánh giá, dự báo đúng, kịp thời, chính xác tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo để có biện pháp giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp nảy sinh, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng thống nhất lãnh đạo công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo; có sự phân công hợp lý, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị.
+ Phương pháp nắm tình hình Nhân dân phải linh hoạt, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; đồng thời gắn việc sử dụng các Tổ công tác của cấp ủy để nắm tình hình nhân dân, dân tộc, tôn giáo nhằm củng cố, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; sử dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tạo nhiều kênh thông tin để nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo. Công tác tiến hành nắm tình hình Nhân dân phải kịp thời, tìm hiểu kỹ lưỡng; việc giải quyết vấn đề và trả lời kiến nghị của Nhân dân phải chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, không để bị động, bất ngờ, phát sinh điểm nóng về chính trị.
+ Nội dung nắm tình hình Nhân dân phải toàn diện, cụ thể, trong đó chú trọng lựa chọn những vấn đề nóng, cấp thiết, bức xúc, những vấn đề còn tồn tại kéo dài chưa xử lý dứt điểm, được nhiều người dân và cử tri, già làng, người uy tín có ý kiến, kiến nghị, phản ánh. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trả lời rõ ràng các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân và kịp thời giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
+ Lực lượng nắm tình hình Nhân dân là những đồng chí trong cấp ủy được phân công phụ trách địa bàn; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc và Nhân dân.
- Các cấp ủy tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt đối với những địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo; đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phương pháp tuyên truyền, vận động, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước, tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận, nắm tình hình Nhân dân cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, cán bộ người dân tộc thiểu số, địa phương có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo. Cấp ủy chịu trách nhiệm về việc bố trí, sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện tốt các quy định về dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, tăng cường gặp gỡ, đối thoại với Nhân dân; chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề kiến nghị chính đáng, hợp pháp của Nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến thu hồi đất thực hiện các dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân trong vùng dự án. Tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật và hoạt động của chính quyền. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nhất là đối với địa bàn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
- Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn thường xuyên nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và các tầng lớp Nhân dân, của đồng bào dân tộc, tôn giáo để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và tham mưu, đề xuất giải pháp giải quyết; thông tin cho Nhân dân, đồng bào dân tộc, tôn giáo biết kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng. Tăng cường công tác giám sát, khảo sát, đánh giá sự hài lòng, niềm tin, sự tín nhiệm của Nhân dân đối với chính quyền các cấp; đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức,… trong việc triển khai thực hiện chủ trương, chính sách ở địa phương. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
- Các lực lượng vũ trang phối hợp tăng cường xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là ở khu vực biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo; nắm chắc địa bàn, tuyên truyền, vận động cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở.
- Các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, phù hợp với từng địa bàn khu dân cư và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo. Tích cực đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái của các thế lực thù địch; tăng cường tuyên truyền gương người tốt, việc tốt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác nắm tình hình Nhân dân, dân tộc, tôn giáo ở địa phương; hằng năm đưa công tác này vào công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên của cấp ủy.

Tác giả: Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập982
  • Hôm nay20,711
  • Tháng hiện tại7,112,994
  • Tổng lượt truy cập490,976,432
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây