Chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thứ hai - 06/11/2023 20:12
Chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
      UBND tỉnh Bình Phước vừa ký ban hành Kế hoạch số 335/KH-UBND ngày 06/11/2023 về thực hiện Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về khoa học công nghệ và quảng bá sản phẩm địa phương cho bạn bè trong nước và thế giới; nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai Chương trình; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc và tổ chức quản lý, tổ chức Chương trình; Triển khai áp dụng công nghệ số, dữ liệu số nhằm đổi mới và tăng cường hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá Chương trình; Đổi mới phương pháp, chuyển đổi số trong truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình; nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp.
      Cụ thể, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025:
     - 100% các cơ quan quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được triển khai hệ thống thông tin phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá.
     - 
100% việc báo cáo định kỳ, báo cáo giám sát, báo cáo tổng hợp, hệ thống chỉ tiêu Chương trình được thực hiện trên môi trường số đồng bộ từ Trung ương tới địa phương, hướng tới thay thế các báo cáo truyền thống;
     - 100% các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện Chương trình từ cấp tỉnh đến cấp xã được thông tin tự động về các nội dung, nhiệm vụ và kết quả triển khai;
     - Thiết lập và công bố các bộ dữ liệu mở về kết quả triển khai, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình để công khai cho các tổ chức, người dân;
     - Phấn đấu 100% các dữ liệu được công bố có khả năng khai thác trên môi trường số (máy tính, điện thoại thông minh,...).
     - 100% cán bộ quản lý các cấp quản lý, thực hiện Chương trình được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chia sẻ thông tin thường xuyên về kỹ năng số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý tác nghiệp trên môi trường số;
     - Phấn đấu các cơ quan công tác quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình từ tỉnh đến huyện được đảm bảo hạ tầng, trang bị vận hành phòng họp trực tuyến.

      - Có ít nhất 30% các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn được triển khai trên môi trường số.
     - 100% các hệ thống thông tin thuộc Đề án được triển khai đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thông tin mạng.
     - Phấn đấu 100% người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số nắm được chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; được tiếp cận đầy đủ thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường; thông tin an ninh, trật tự để chủ động đảm bảo giữ gìn ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.
     - Phấn đấu từng bước đưa các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện và được phổ biến, giới thiệu đến với cộng đồng trong và ngoài nước thông qua các nhiệm vụ, dự án trong phạm vi Đề án.

      Các giải pháp thực hiện
     Để thực hiện các mục tiêu đạt hiệu quả, tỉnh đề ra 7 mục tiêu chính, cụ thể:
     1. Chuyển đổi nhận thức
      - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy về chuyển đổi số cho cán bộ triển khai Chương trình các cấp và người dân, gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong triển khai các hoạt động của Chương trình.
      - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền; đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên nền tảng công nghệ số: Cổng thông tin điện tử, mạng xã hội, video tuyên truyền, bản tin, chuyên đề, tài liệu,…
      - Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho đối tượng thụ hưởng và đối tượng thực hiện Đề án.
      2. Triển khai thực hiện kiến tạo thể chế do Ủy ban Dân tộc hướng dẫn, chỉ đạo
      - Thực hiện kiến trúc tổng thể hệ thống ứng dụng và CSDL số phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, làm nền tảng lõi cho việc tích hợp các hệ thống thông tin đã và đang triển khai.
      - Chuẩn hóa hệ thống chỉ tiêu đánh giá của từng nhiệm vụ trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp từ trung ương đến cơ sở.
      - Thể chế hóa các quy trình quản lý thành các văn bản hướng dẫn; xây dựng và ban hành quy chế, quy trình vận hành hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu số.
      3. Phát triển nguồn nhân lực
     - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số, khai thác dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các cơ quan quản lý, thực hiện và cán bộ triển khai Chương trình các cấp, các sở, ngành liên quan thông qua các hội nghị, hội thảo,…
      - Triển khai các chương trình, tài liệu tập huấn về chuyển đổi số, các tài liệu hướng dẫn áp dụng chuyển đổi số do Ủy ban Dân tộc biên soạn và triển khai.
      - Phối hợp tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tọa đàm trực tuyến và trực tiếp để xây dựng và hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
      - Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
      - Hỗ trợ từ xa trong triển khai sử dụng và xử lý những vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình triển khai Hệ thống thông tin báo cáo, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
      4. Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số
      - Phối hợp với Ủy ban Dân tộc nghiên cứu triển khai thí điểm chuyển đổi số một số hoạt động của Chương trình có khả năng phát huy hiệu quả, tính lan tỏa cao được các tổ chức, cá nhân quan tâm.
      - Thực hiện xây dựng thí điểm một số mô hình Chuyển đổi số trong quản lý, tổ chức, tổng hợp Chương trình tại 01 huyện, 01 xã và 01 ngành của tỉnh; để tạo cơ sở nhân rộng mô hình và căn cứ triển khai cho giai đoạn tiếp theo.
      5. Xây dựng các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin và quản trị, vận hành, đào tạo, bảo trì
      - Đầu tư nâng cấp hoặc thuê dịch vụ hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin tại cơ quan quản lý Chương trình ở các cấp để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ chuyển đổi số trong quản lý Chương trình.
      - Đào tạo, vận hành, bảo trì, quản trị, hướng dẫn, xử lý khắc phục sự cố trực tiếp và trực tuyến các hệ thống thông tin đã triển khai.
      6. Đảm bảo an toàn, an ninh mạng
      - Xây dựng cơ chế, chính sách về bảo mật, an toàn an ninh mạng.
    - Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
     - Xây dựng và phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ các phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ được phê duyệt các hệ thống thông tin.
      - Tổ chức triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, mô hình 04 lớp an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc dự án theo quy định.
     - Thuê hoặc mua thiết bị, giải pháp, dịch vụ vận hành đảm bảo an toàn, an ninh cho các hệ thống thông tin; các trang thiết bị này được tích hợp vào các dự án thành phần theo yêu cầu thực tế.
      7. Huy động nguồn lực  
     - Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực: Nông nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.
     - Huy động các nguồn lực, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số.
      - Đẩy mạnh kêu gọi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực chuyển đổi số để thực hiện thành công mục tiêu của Kế hoạch.
      Theo đó, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch; đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung của Kế hoạch theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tác giả: Nguyễn Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,794
  • Hôm nay63,987
  • Tháng hiện tại6,764,176
  • Tổng lượt truy cập452,159,298
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây