Một số nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ sáu - 27/10/2023 09:12
Ngày 18/5/2022 Tỉnh ủy Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 84-KH/TU về triển khai và thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới”.
Trong đó, đã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
- Quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của ĐNND:
+ Tập trung quán triệt, tạo chuyển biến nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác ĐNND, phát huy tốt vai trò tiên phong, đột phá trong triển khai các nhiệm vụ đối ngoại, tạo sức mạnh tổng hợp trong hoạt động đối ngoại của tỉnh theo hướng toàn diện, hiện đại. Công tác ĐNND là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ, đảng viên và người dân; nâng cao hiệu quả công tác ĐNND là góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ thiết thực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Do đó, cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong chỉ đạo, quán triệt và triển khai các nhiệm vụ của Chỉ thị 12, coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, địa phương; làm tốt công tác sơ, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị 12.
 + Cấp ủy các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt đầy đủ và thường xuyên tinh thần và nội dung ý nghĩa chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị 12 để hệ thống chính trị có nhận thức đầy đủ và thống nhất về ĐNND, đặc biệt cần nắm vững nội hàm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của ĐNND. Đổi mới hình thức phổ biến, quán triệt theo hướng linh hoạt, phong phú (ứng dụng công nghệ thông tin, trực tuyến, trực tiếp,…) phù hợp với từng cơ quan, tổ chức, địa phương.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của cấp ủy, sự quản lý tập trung, hiệu quả của chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức nhân dân với vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh:
+ Trên cơ sở thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trong hoạt động đối ngoại; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả của ĐNND theo phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”; Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình hành động với các biện pháp triển khai phù hợp với thực tiễn yêu cầu công tác của cơ quan, tổ chức, địa phương; bảo đảm định hướng, phân vai, phân nhiệm rõ nét giữa ba trụ cột: Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; hình thành cơ chế phối hợp, trao đổi định kỳ giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, thực hiện công tác đối ngoại với các tổ chức có vai trò nòng cốt trong công tác ĐNND (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh).
+ Rà soát, bổ sung, ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác ĐNND của cơ quan, tổ chức, địa phương; định kỳ hằng năm đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Chủ động xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển quan hệ đối tác ĐNND, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả trong các lĩnh vực:
+ Củng cố quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, trước hết là nước láng giềng Campuchia, Lào và các địa phương đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực nhằm duy trì, thúc đẩy quan hệ đi vào chiều sâu. Không ngừng đổi mới hình thức và nội dung hợp tác, mở rộng quan hệ với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thiện chí với Việt Nam; góp phần nâng cao hiệu quả quan hệ song phương với các nước nói chung, giữa tỉnh Bình Phước với địa phương các nước nói riêng. Các huyện, thị, thành ủy, đặc biệt là các địa phương có biên giới tiếp giáp Campuchia, chủ động xây dựng chiến lược, chương trình phát triển quan hệ đối tác phù hợp với thế mạnh, đặc thù, điều kiện của mỗi địa phương. Các huyện biên giới, các xã biên giới tổ chức ký kết nghĩa với các huyện, các xã của Campuchia có chung đường biên giới, nâng cao hiệu quả các cơ chế giao lưu, hợp tác, kết nghĩa địa phương, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.
+ UBMTTQVN tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ký kết hợp tác với các tổ chức tương ứng cấp tỉnh ở các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốcCampuchia; quan tâm triển khai các hoạt động tạo dựng sự tin cậy, tình cảm đoàn kết, tinh thần hợp tác; chú trọng tính chính trị - đối ngoại trong các cơ chế, hoạt động giao lưu; chú trọng việc gây dựng và nuôi dưỡng quan hệ hữu nghị trong thế hệ trẻ. Thông qua các hoạt động giao lưu nhân dân, phát triển quan hệ với các đối tác trong các lĩnh vực hợp tác phát triển, kết nối kinh tế - thương mại, xúc tiến du lịch, đầu tư, chuyển đổi số, văn hóa, giáo dục, y tế, hợp tác phi chính phủ nước ngoài, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh, bền vững, hỗ trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh...
+ Cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các đoàn thể, tổ chức nhân dân trong các hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và năng lực hội nhập quốc tế; giao nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để các hội, đoàn thể tham gia vào các chương trình, đề án của chính quyền địa phương để vừa phát huy được vai trò và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, vừa chủ động hơn về nguồn lực, kinh phí hoạt động, giảm dần phụ thuộc vào hỗ trợ từ ngân sách thường xuyên.
- Nâng tầm đối ngoại đa phương; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc trong các hoạt động ĐNND; tích cực vận động, đa dạng hóa và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia – dân tộc:
+ Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức nhân dân chủ động quán triệt chỉ đạo của Đảng, nâng cao nhận thức, ý thức về nhiệm vụ tham gia bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc; xây dựng chương trình, kế hoạch, đề ra nhiệm vụ, biện pháp nâng cao tính chính trị trong hoạt động đối ngoại, tích cực tham gia các hoạt động phù hợp bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; bảo vệ, tuyên truyền thành tựu quyền con người, đấu tranh với các thế lực thù địch chống phá ta trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo,… Tăng cường tiếng nói của đại diện các đoàn thể, tổ chức nhân dân trong các vấn đề đối nội và đối ngoại của tỉnh, trong vận động, đấu tranh dư luận trong và ngoài nước trước các thông tin, quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, đặc biệt tại các diễn đàn đa phương và trên không gian mạng trên cơ sở xác định, phân loại rõ từng đối tượng, địa bàn.
+ Các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc thực hiện ĐNND theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa với nhiều hình thức phù hợp với điều kiện của tỉnh; tạo điều kiện để các tổ chức hội, đoàn thể tham gia sâu rộng, hiệu quả các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thăm hỏi, khám chữa bệnh… Đề xuất các hình thức biểu dương, khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức nhân dân có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền, vận động, đấu tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc.
- Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), gắn kết phong trào, hoạt động của hội đoàn NVNONN với phong trào, hoạt động của các tổ chức nhân dân ở trong nước; phát huy tinh thần yêu nước, nguồn lực to lớn của kiều bào phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phát huy vai trò cầu nối của cộng đồng NVNONN, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước:
+ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các Liên hiệp hội thường xuyên và kịp thời phối hợp với chính quyền, sở ngành chức năng nắm bắt thông tin, tâm tư nguyện vọng của NVNONN, nhất là cộng đồng người Khmer gốc Việt ở 03 tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia; nghiên cứu, tham mưu, dự báo sớm các vấn đề nảy sinh liên quan đến kiều bào và hội đoàn thể của kiều bào để báo cáo, đề xuất kiến nghị liên quan. Thiết lập quan hệ và tăng cường công tác thông tin hai chiều giữa cộng đồng NVNONN và các đoàn thể địa phương; gắn kết phong trào, hoạt động của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài với phong trào, hoạt động của các tổ chức nhân dân ở trong nước; phát huy nguồn lực và vai trò cầu nối của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước nói chung, giữa tỉnh Bình Phước và địa phương các nước nói riêng.
+ Tăng cường thông tin tuyên truyền về tình hình của tỉnh nhằm quảng bá hình ảnh địa phương, kết nối, mở rộng quan hệ thương mại, đầu tư, quảng bá du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân.
- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin ĐNND trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Trung ương về “Chiến lược thông tin đối ngoại đến năm 2030, tầm nhìn 2045”, đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức và tư duy về thông tin đối ngoại:
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về đường lối đối ngoại trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng,… thông qua các hoạt động phối hợp, hợp tác xây dựng các sản phẩm truyền thông như: Xây dựng trang thông tin điện tử về đối ngoại, tạp chí đối ngoại, chuyên mục phát thanh – truyền hình về đối ngoại,… Ứng dụng thành tựu phát triển của các nền tảng công nghệ số, các ứng dụng truyền thông mới, chủ động tận dụng mạng xã hội; đổi mới, hiện đại hóa, đa dạng hóa nội dung, hình thức, ngôn ngữ, cách thể hiện trong các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền theo hướng dễ đọc, dễ hiểu, dễ thu hút, lan tỏa trên không gian mạng; tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài; xác định các mục tiêu, sản phẩm cụ thể đối với từng đối tượng khác nhau;… nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người của tỉnh Bình Phước; làm cho bạn bè quốc tế và nhân dân thế giới ngày càng hiểu đúng và đầy đủ hơn về tỉnh Bình Phước, ủng hộ và đầu tư làm ăn, giao lưu, kết nghĩa với tỉnh.
+ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện có hiệu quả công tác cung cấp thông tin, định hướng cho các đoàn thể và tổ chức nhân dân trong công tác thông tin đối ngoại, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân về quan điểm đối với các vấn đề liên quan đối ngoại.
- Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, tham mưu về ĐNND; chủ động theo dõi, kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình, xu hướng phát triển của các vấn đề toàn cầu, các phong trào chính trị - xã hội, phong trào dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới; chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch mở rộng, phát triển chiều sâu quan hệ với các đối tác:
+ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất phát huy vai trò của ĐNND trong việc theo dõi, nắm bắt, chia sẻ thông tin, phát triển chiều sâu trong quan hệ với các đối tác theo từng giai đoạn, địa bàn và lĩnh vực; chủ động đề xuất các sáng kiến có lợi cho cộng đồng, đất nước cả về song phương và đa phương. Tích cực đóng góp ý kiến, đề xuất tham gia các hoạt động, chương trình, đề án thúc đẩy quan hệ đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước.
+ Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả các cơ chế phối hợp giữa các lực lượng làm ĐNND, giữa ba trụ cột đối ngoại, giữa các cơ quan đầu mối đối ngoại ở trung ương và địa phương. Nghiên cứu, đề xuất, củng cố các cơ chế liên ngành trong một số nhiệm vụ đối ngoại và một số lĩnh vực quan trọng như bảo vệ lợi ích quốc gia – dân tộc, thông tin đối ngoại, tiếp nhận viện trợ có yếu tố nước ngoài, hỗ trợ, viện trợ cho nước ngoài… huy động cán bộ chuyên trách về ĐNND tham gia các hoạt động, chương trình, đề án có yếu tố đối ngoại.
- Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi hiệu quả hệ thống pháp luật về công tác ĐNND và bộ máy, tổ chức làm công tác ĐNND trong tình hình mới. Đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ĐNND:
+ Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy định, quy chế quản lý ĐNND theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, phân cấp thẩm quyền gắn với trách nhiệm của các đảng đoàn, lãnh đạo các tổ chức, các cấp lãnh đạo, quản lý; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐNND. Có cơ chế bảo đảm điều kiện, kinh phí cho các hoạt động ĐNND, nhất là những chương trình, hoạt động theo kế hoạch và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
+ Quan tâm đổi mới, sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy, biên chế của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác ĐNND thông qua tuyển dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cán bộ, hội viên bảo đảm vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ; tạo điều kiện để cán bộ, hội viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan, địa phương tổ chức.
+ Củng cố, nâng tầm hoạt động của các tổ chức hữu nghị hiện có; tiếp tục nghiên cứu, thành lập các tổ chức hữu nghị với các nước có doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh, các quốc gia triển vọng.

Tác giả: Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập928
  • Hôm nay31,698
  • Tháng hiện tại7,123,981
  • Tổng lượt truy cập490,987,419
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây