Một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Đề án “Phát triển thị trường một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”

Thứ bảy - 19/11/2022 16:19
Ngày 18/11/2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 340/KH-UBND về Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển thị trường một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Tổ chức các hoạt động nâng cao xúc tiến thương mại và du lịch, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình xúc tiến thương mại và du lịch hàng năm của tỉnh. Tổ chức đoàn tham gia các hội chợ thương mại, triển lãm để quảng bá và tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước cho một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, hàng hóa; tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng liên quan đến xúc tiến thương mại và du lịch. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để hợp tác tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp đưa các sản phẩm chủ yếu của tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu tại các gian hàng hội chợ thương mại ở các nước có thị trường tiềm năng. Tổ chức các chương trình quảng bá du lịch, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh. Tổ chức các hoạt động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư phát triển 04 sản phẩm du lịch tại Bình Phước (du lịch tìm hiểu lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm).
2. Tham mưu xây dựng các chương trình, đề án khuyến khích xúc tiến thương mại. Tăng cường theo dõi, dự báo, cung cấp thông tin về tình hình thị trường xuất nhập khẩu, thương mại - đầu tư; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và phát triển các thị trường chiến lược cho các sản phẩm chủ yếu; phổ biến, cung cấp các thông tin liên quan đến yêu cầu về kỹ thuật, chính sách, các tiêu chuẩn, quy định, điều kiện của nước nhập khẩu… nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tổng kết thực tiễn, hình thành cơ chế mới thích hợp hơn, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp trong chế biến sâu, liên kết trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu bền vững. Triển khai đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, xúc tiến xuất khẩu hàng hóa trên môi trường mạng. Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương mà Việt Nam tham gia với tư cách thành viên để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh các sản phẩm lưu niệm, hàng hóa đặc trưng của tỉnh phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có liên quan xây dựng và hình thành khu ẩm thực phố đêm, chợ đêm phục vụ nhu cầu giải trí, mua sắm của khách du lịch nhằm tăng chi tiêu và thời gian lưu trú của du khách khi đến Bình Phước.
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh lồng ghép các nội dung của Đề án “Phát triển thị trường một số sản phẩm chủ yếu của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” vào các chương trình, kế hoạch hàng năm để khai thác hiệu quả các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và quảng bá các sản phẩm du lịch trong tỉnh.
4. Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp trong xúc tiến du lịch. Chủ trì xây dựng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành, trong đó chú trọng xây dựng ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản; đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan lồng ghép các hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
5. Xây dựng vùng nguyên liệu, hướng dẫn người dân thực hiện sản xuất đúng quy hoạch, tạo nguồn hàng hóa, sản phẩm chủ yếu của tỉnh, đảm bảo về số lượng và chất lượng để cung ứng theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; tuyên truyền, vận động, chuyển giao kỹ thuật để người chăn nuôi biết cách sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại thức ăn chăn nuôi, tận dụng nguồn nguyên phụ liệu sẵn có tại địa phương để phối trộn làm thức ăn chăn nuôi. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, phát triển thị trường trong và ngoài nước đối với các sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn đăng ký sản phẩm OCOP của tỉnh. Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GMP), hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP), hệ thống quản lý ATTP (ISO22000).
6. Tổ chức ký kết hợp tác phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất cho một số sản phẩm chủ yếu của Bình Phước với các tỉnh, thành khác trong cả nước, hỗ trợ tư vấn các hợp tác xã xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch giới thiệu và quảng bá các sản phẩm chủ yếu của tỉnh đến thị trường trong và ngoài nước.
7. Hướng dẫn các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tuyên truyền về các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, tiêu thụ nông sản và các sản phẩm chủ yếu của tỉnh. Đẩy mạnh tuyên truyền các cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương và tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xúc tiến đầu tư ở lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến và du lịch, đồng thời tiếp tục tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Triển khai “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số” và Đề án “Xác định Chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số” trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
8. Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO, HACCP, GMP…; hỗ trợ chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, hiệu quả; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, nông hộ; hỗ trợ ứng dụng các công cụ cải tiến năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa… Hướng dẫn doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đăng ký bảo hộ sản phẩm và chỉ dẫn địa lý.
9. Triển khai thực hiện tốt các quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Phối hợp cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại và du lịch, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm chủ yếu tại địa phương. Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ yếu của tỉnh trên địa bàn tham gia các chương trình xúc tiến thương mại và du lịch trong và ngoài tỉnh để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường.
Xem chi tiết kế hoạch tại đây. 

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,897
  • Hôm nay119,310
  • Tháng hiện tại13,886,092
  • Tổng lượt truy cập473,778,779
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây