Một số nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống thương mại, thương mại điện tử và thương mại biên giới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thứ bảy - 19/11/2022 16:39
Ngày 18/11/2022 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 339/KH-UBND về triển khai thực hiện Đề án phát triển hệ thống thương mại, thương mại điện tử và thương mại biên giới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Công tác phổ biến, tuyên truyền: Định hướng các cơ quan truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng ứng dụng TMĐT cho người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trình độ quản lý, khai thác của doanh nghiệp, người dân.
2. Thu hút kêu gọi đầu tư:
Khuyến khích, đẩy mạnh việc thu hút kêu gọi đầu tư, huy động mọi nguồn vốn của tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các các doanh nghiệp, tập đoàn lớn tham gia đầu tư phát triển hệ thống thương mại, TMĐT và TMBG trên cơ sở vận dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với chính sách chung của Nhà nước và các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục thu hút đầu tư và phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG.
2.1. Đến năm 2025
Phát triển các Trung tâm thương mại, siêu thị, khu mua sắm tập trung tại thành phố Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long, thị xã Chơn Thành, huyện Đồng Phú, huyện Hớn Quản, huyện Phú Riềng. Phát triển Chợ đầu mối nông sản Đồng Xoài gắn liền với các kho, sơ chế, đóng gói, với hình thành Trung tâm dịch vụ logistics của tỉnh. Đầu tư, xã hội hóa phát triển các Kho thương mại gắn với các Khu, cụm công nghiệp, cửa khẩu; Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các chợ đạt chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh phát triển các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh tại các huyện, thị, thành phố. Phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực biên giới: cầu, đường, kho bãi, cảng cạn, Trung tâm logistics…; xây dựng hạ tầng 03 cửa khẩu Hoàng Diệu, Tân Tiến, Lộc Thịnh; Đầu tư xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho các lực lượng chức năng tại cửa khẩu và lối mở biên giới. Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: tăng khả năng lấp đầy tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, Chợ đường biên; Khu Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp cửa khẩu Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Tân Thành;…; Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các loại hình dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi, dịch vụ logisitics, tài chính,… theo quy hoạch phân khu chức năng các cửa khẩu. Đầu tư hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối tới các cửa khẩu; nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp tạo sự thuận lợi trong kết nối, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.
2.2. Đến năm 2030
Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các Trung tâm thương mại, siêu thị, khu mua sắm tập trung tại huyện Bù Đăng, huyện Bù Đốp và huyện Bù Gia Mập. Phát triển Chợ đầu mối nông sản Chơn Thành gắn với hình thành Trung tâm dịch vụ logistics của tỉnh phục vụ thị trường TP.HCM, cũng như các tỉnh lân cận và vùng giáp biên phía Campuchia. Đầu tư, xã hội hóa phát triển các Khu thương mại gắn với các Khu, cụm công nghiệp, cửa khẩu; Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các chợ đạt chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh phát triển các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh tại các huyện, thị, thành phố. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng tại khu vực biên giới: cầu, đường, kho bãi, cảng cạn, Trung tâm logistics…; xây dựng hạ tầng 03 cửa khẩu Hoàng Diệu, Tân Tiến, Lộc Thịnh. Thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Chợ đường biên; Khu Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp cửa khẩu Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Tân Thành. Hoàn thiện mạng lưới giao thông kết nối tới các cửa khẩu; nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp tạo sự thuận lợi trong kết nối, vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu.
3. Về cơ chế, chính sách: Triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư nhằm thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước vào phát triển hạ tầng thương mại, TMĐT, TMBG. Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại, TMĐT, TMBG hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với định hướng phát triển chung và phù hợp với các mục tiêu trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Phối hợp tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, TMBG. Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định còn chưa phù hợp, các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm đẩy mạnh phát triển hệ thống thương mại, TMĐT, TMBG.
4. Phát triển nguồn nhân lực: Thu hút lực lượng lao động có trình độ, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động thương mại, TMĐT, TMBG trên địa bàn và đáp ứng yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
5.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại, thực hiện quản lý có mục tiêu, có kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng kết để kịp thời đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung chính sách, quy hoạch, kế hoạch phù hợp. Chủ động đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, bình ổn thị trường, phát triển TMĐT, TMBG. Triển khai các giải pháp quản lý, phát triển hạ tầng thương mại; các giải pháp cải cách hành chính ngành công thương.
5.2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, TMĐT, TMBG bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt, tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích của người tiêu dùng.
5.3. Chủ động triển khai các hoạt động thương mại dịch vụ về đêm phù hợp tại từng địa phương. (thí điểm tại TP. Đồng Xoài) Đẩy mạnh triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình ban quản lý chợ sang cho doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.
5.4. Tiếp tục phối hợp thống nhất trong điều phối, quản lý các hoạt động tại Ban quản lý các cửa khẩu Hoa Lư, Hoàng Diệu, Lộc Thịnh theo Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại
6.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối, trao đổi, khai thác thông tin XTTM; ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động XTTM của doanh nghiệp. Tổ chức các chương trình hội thảo, đào tạo tập huấn trực tiếp và trực tuyến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tập huấn các kỹ năng tham gia hội chợ, triển lãm; kỹ năng XTTM, kỹ năng thiết kế bao bì, nhãn hiệu, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm; ứng dụng thương mại điện tử; phổ biến quy tắc xuất xứ và cách đáp ứng quy tắc xuất xứ để giúp các doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng cao hơn nữa việc tận dụng các ưu đãi trong các FTAs,... Nâng cao chất lượng, cung cấp thông tin, dự báo thị trường trong và ngoài nước; các rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu, các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động vật, thực vật (SPS) khi vào thị trường các nước; các thông tin có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp, tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Phối hợp tổ chức các hoạt động XTTM, kết nối cung - cầu hàng hóa, triển khai phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ; Xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Tổ chức hội nghị kết nối, XTTM, thúc đẩy phát triển thương mại tại khu vực biên giới,…
6.2. Tổ chức các hoạt động XTTM trong và ngoài nước đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh và các sản phẩm mới; trong đó tập trung vào các chương trình trọng điểm, có tính chất khu vực, quốc tế. Triển khai tổ chức các hoạt động XTTM biên giới, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Campuchia; xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại các huyện biên giới, qua các cửa khẩu của tỉnh.
7. Phát triển công nghệ số trong thương mại
7.1. Tổ chức các lớp tập huấn công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử; tập huấn hộ nông dân về kỹ năng kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử. Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia và xây dựng Website TMĐT, xây dựng các hệ thống tra cứu, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát lưu thông hàng hóa trên nền tảng số bao gồm hóa đơn điện tử, tem điện tử, chứng từ xuất kho điện tử và các chứng từ thương mại khác…; Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ nông dân tham gia các sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước nhằm kết nối, mở rộng kênh tiêu thụ, giải quyết đầu ra sản phẩm nông sản tỉnh qua liên kết giao dịch, mua bán trực tuyến trên Sàn.
7.2. Phát triển hạ tầng, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh triển khai giải pháp giao dịch điện tử tích hợp thanh toán trong thương mại và dịch vụ công; chú trọng phát triển các tiện ích thanh toán trên nền tảng di động, ví điện tử, mã QR code, NFC, POS...; đảm bảo an ninh, an toàn thanh toán để góp phần thúc đẩy thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt. Triển khai các chương trình, Kế hoạch, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong phát triển kinh tế số. Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thông tin, hình ảnh, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị.
8. Tăng cường công tác hội nhập, liên kết mậu biên
8.1 Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu của mỗi bên; thường xuyên thông tin cho nhau về thị trường của mỗi bên, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp 02 bên tiếp cận nắm bắt thị trường lẫn nhau, đẩy mạnh các hoạt động giao thương XNK biên mậu. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Hội nhập kinh tế quốc tế và các Hiệp định FTAs, các rào cản thương mại,… cho cán bộ công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cập nhật.
8.2. Duy trì các cơ chế phối hợp định kỳ và đẩy mạnh hiệu quả gặp gỡ trao đổi, hợp tác giữa chính quyền và cơ quan quản lý thương mại biên giới của tỉnh với các tỉnh biên giới phía Campuchia; liên hệ, tạo mối quan hệ đồng thuận thông qua các cuộc họp, gặp gỡ thân mật để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giao thương qua lại các cửa khẩu của tỉnh. Phối hợp với các ngành tham mưu UBND tỉnh thống nhất với các Bộ, ngành liên quan và báo cáo Chính phủ mở cửa khẩu phụ Ô Huýt (qua ngầm Ô Huýt) – Bù Gia Mập; nâng cấp cửa khẩu phụ Tân Tiến – Bù Đốp lên thành cửa khẩu chính, cửa khẩu Hoàng Diệu lên thành cửa khẩu quốc tế; mở cửa khẩu tại khu vực X16.
8.3. Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch sinh thái, du lịch về nguồn và tour- tuyến du lịch quốc tế qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư nhằm mở rộng giao lưu kinh tế - văn hóa phát triển TMBG.
8.4. Tham mưu UBND tỉnh duy trì mối quan hệ hữu nghị, truyền thống với các tỉnh bạn giáp biên giới Campuchia; Triển khai thực hiện các nội dung ký kết biên bản ghi nhớ, biên bản hợp tác trên các lĩnh vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế, thương mại biên giới. Hỗ trợ các cơ quan chức năng và doanh nghiệp công tác lãnh sự khi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tại Campuchia; các hoạt động giao lưu, đối ngoại thúc đẩy phát triển kinh tế biên mậu.
9. Đẩy mạnh xuất nhập khẩu: Triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, khuyến khích đẩy mạnh xuất, nhập khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, bổ trợ cho nhau để phục vụ cho hoạt động chế biến, sản xuất, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động giao thương giữa các tỉnh giáp biên; mở rộng quy mô thương mại, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng./.
Xem chi tiết kế hoạch tại đây.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay283,648
  • Tháng hiện tại8,581,496
  • Tổng lượt truy cập492,444,934
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây