Bình Phước là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam bộ, có tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia qua địa bàn tỉnh Bình Phước dài 258,939km tiếp giáp với 03 tỉnh: Munđulkiri, Kratie, T’bông Khmum của Vương quốc Campuchia.
Trên tuyến có 01 cửa khẩu quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia, 01 cửa khẩu phụ và 36 đường tiểu ngạch, lối mòn biên giới; có tuyến giao thông thuận lợi để phát triển du lịch từ Bình Phước (Việt Nam) – Kratie – S’Tưng Treng (Campuchia) – Champasak (Lào) – Upon (Thái Lan) tạo điều kiện giao thương, hợp tác quốc tế. Trên tuyến biên giới các đối tượng người Việt Nam sống tại Campuchia móc nối với các đối tượng trong tỉnh hình thành các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy từ Campuchia về Việt Nam qua đường biên giới Bình Phước vào nội địa, đi Bình Dương, TP.Hồ Chí Minh là điểm nóng ma túy phía Nam và ngược lại. Trong những năm qua, lực lượng phòng chống tội phạm về ma tuý đã nỗ lực, thực hiện tốt vai trò chủ công, phối hợp triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, qua đó đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền luôn đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; thường xuyên chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý trên địa bàn với nhiều hình thức phong phú, sinh động, đạt hiệu quả tốt như: Phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Luật phòng, chống ma tuý (sửa đổi 2021); đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của ma tuý và các thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma tuý cho nhiều đối tượng, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, người lao động. Tổ chức phát động phong trào toàn dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma tuý ở địa bàn dân cư, cơ quan, trường học...với hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Các cơ quan thông tin và truyền thông đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp, định hướng thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy 7 . Công tác tuyên truyền được triển khai tập trung trong “Tháng hành động phòng, chống ma túy” tháng 6, “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, “Ngày quốc tế phòng chống ma túy” 26/6 hàng năm.
Một số mô hình, cách thức tuyên truyền hay như: “Hòm thư tiếp nhận, phản ánh góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và tố giác tội phạm”, “cơ sở Tôn giáo an toàn về ANTT với phương châm sống tốt đời, đẹp đạo”, “tổ an ninh tự quản”, “chốt gác an ninh”, “Chi đoàn không có tội phạm và TNXH”, “hòm thư tố giác tội phạm”, “địa chỉ đen”, “đường dây nóng”,...Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn khu dân cư, cơ quan, đơn vị.