Các cơ quan, đơn vị đã phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Luật phòng, chống ma tuý (sửa đổi 2021); đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của ma tuý và các thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma tuý cho nhiều đối tượng, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh, công nhân viên chức, người lao động.
Tổ chức phát động phong trào toàn dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma tuý ở địa bàn dân cư, cơ quan, trường học...với hàng trăm ngàn lượt người tham gia. Các cơ quan thông tin và truyền thông đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp, định hướng thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy (Tổ chức 01 đợt triển lãm; đăng tải mỗi năm khoảng 1.000 tin, bài, phóng sự, ảnh trên chuyên mục tuyên truyền về PCMT trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh truyền hình, báo điện tử, báo in...; tổ chức trên 1.127 lượt tuyên truyền, thu hút khoảng 172.000 lượt người tham gia; treo 1.204 băng rôn, 85 pano, phát 153.587 tờ tơi tuyên truyền PCMT; đồng thời hàng năm đều tổ chức mít tin, diễu hành tuyên truyền tháng cao điểm PCMT...). Công tác tuyên truyền được triển khai tập trung trong “Tháng hành động phòng, chống ma túy” tháng 6, “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy”, “Ngày quốc tế phòng chống ma túy” 26/6 hàng năm.
Một số mô hình, cách thức tuyên truyền hay như: “Hòm thư tiếp nhận, phản ánh góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và tố giác tội phạm”, “cơ sở Tôn giáo an toàn về ANTT với phương châm sống tốt đời, đẹp đạo”, “tổ an ninh tự quản”, “chốt gác an ninh”, “Chi đoàn không có tội phạm và TNXH”, “hòm thư tố giác tội phạm”, “địa chỉ đen”, “đường dây nóng”,...
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các nội dung về công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn khu dân cư, cơ quan, đơn vị.