Quan điểm, mục tiêu chính sách Luật Thỏa thuận quốc tế

Chủ nhật - 20/11/2022 14:54 654
Việc xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về công tác ký kết và thực hiện TTQT, bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương trong công tác TTQT; bảo đảm triển khai và quản lý một cách thống nhất, nâng cao hiệu quả ký kết, thực hiện TTQT, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cả về công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn vốn của các nước và tổ chức quốc tế phục vụ công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.
Quá trình xây dựng dự án Luật Thỏa thuận quốc tế đã tuân thủ các quan điểm chỉ đạo sau đây:
a) Nội dung của Luật phải đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
b) Thể chế hóa chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế, đặc biệt là Chỉ thị 04-CT/TW năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị (Quy chế 272) và Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Quy chế 272, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Bộ Chính trị về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 08/8/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Đồng thời, phải bảo đảm không phình bộ máy, tăng biên chế theo chủ trương tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Tạo cơ sở cho việc đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối ngoại ở tất cả các kênh Quốc hội, Nhà nước, nhân dân Việt Nam với các nước, tổ chức quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn lực ở bên ngoài, tạo thành sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước trong giai đoạn mới hội nhập sâu rộng.
c) Việc xây dựng Luật phải trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy định còn giá trị của Pháp lệnh TTQT năm 2007 và Quyết định số 36/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới, tham khảo rộng rãi, thực chất ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học.
d) Phải quy phạm hoá 04 chính sách đã được cơ quan có thẩm quyền thông qua tại giai đoạn Đề nghị xây dựng Luật, cụ thể là:
- Chính sách 1: TTQT bao gồm các cam kết mang tính chính trị về hợp tác quốc tế, không mang tính ràng buộc pháp lý, không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lý quốc tế đối với Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của chính sách này là quy định rõ nội dung, tính chất của TTQT theo hướng phân biệt với Điều ước quốc tế, đồng thời phân biệt với hợp đồng, thỏa thuận về giao dịch về dân sự, kinh tế, tài chính, đầu tư, từ đó xác định quy định pháp luật được áp dụng với các loại thỏa thuận khác nhau, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác ký kết, thực hiện TTQT, khắc phục sự không rõ ràng về nội dung TTQT và yêu cầu tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành đối với nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cụ thể.
- Chính sách 2: Mở rộng phạm vi chủ thể ký kết TTQT phù hợp với chủ trương, nhu cầu và thực tiễn hợp tác quốc tế hiện nay. Mục tiêu của chính sách này là mở rộng chủ thể ký kết TTQT đến cấp tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới; cơ quan cấp tỉnh của tổ chức là những chủ thể chưa được Pháp lệnh 2007 điều chỉnh dẫn đến khoảng trống pháp lý lớn trong những năm qua, gây lúng túng cho đơn vị trực thuộc trong quá trình tham gia công tác ký kết và thực hiện TTQT.
- Chính sách 3: Xác định rõ và đề cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan cấp tỉnh trong quản lý nhà nước đối với công tác ký kết và tổ chức thực hiện TTQT. Mục tiêu của chính sách này là quy định cụ thể hơn trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác ký kết và thực hiện TTQT. Trách nhiệm cá nhân người đứng đầu các cơ quan và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện TTQT chưa được quy định trong Pháp lệnh 2007.
- Chính sách 4: Đơn giản hóa trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện TTQT. Mục tiêu của chính sách này là đơn giản hoá, rút ngắn trình tự, thủ tục ký kết và thực hiện TTQT thông qua trình tự, thủ tục rút gọn trong một số trường hợp nếu đảm bảo một số điều kiện, tiêu chí cụ thể./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mạnh Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,108
  • Hôm nay131,400
  • Tháng hiện tại131,400
  • Tổng lượt truy cập406,873,254
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây