Những biểu hiện bệnh Sốt xuất huyết, cách chăm sóc người bệnh và cách phòng chống bệnh

Thứ sáu - 18/10/2019 15:54
Có ba loại bệnh: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).
1. Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:
- Sốt cao, lên đến 40,5oC;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu
Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.
3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)
Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).
Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
4. Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bố mẹ có thể tìm hiểu kỹ giai đoạn phát triển triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ tại đây.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
5. Chăm sóc người mắc SXH tại nhà như thế nào
 - Nếu sốt cao từ 39 độ trở lênnới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm, cho uống thuốc hạ nhiệt là Paracetamol, tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin, và Analgin.
- Uống nhiều nước: Dung dịch Oresol, nước trái cây…
- Dinh dưỡng: Ăn thức ăn lỏng dễ tiêu (Cháo, súp, sữa, thực phẩm giàu vitamin C)
- Người bị SXH hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải nằm trong màn, tránh muỗi đốt để không lây sang người khác.
- Theo dõi hàng ngày các triệu chứng cho đến khi hết sốt 2 ngày.
6. Cách phòng chống bệnh SXH:
 - Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng qoăng/bọ gậy bằng cách:
+ Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại..) để diệt lăng quăng/bọ gậy .
+ Thường xuyên cọ, rửa bể, thùng, súc rửa lu, chum vại, phi…  dụng cụ chứa nước, dùng bàn chải chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
+ Bỏ muối hoặc dầu vào bát kê chân chạn/tủ đựng chén bát, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay nước ít nhất một lần trong một tuần.
+ Thu dọn rác (chai, lọ, bát , lu vỡ, vỏ hộp nhựa, lốp xe hỏng, vỏ gáo dừa…)
+ Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ, không treo quần áo đã mặc để lâu trong nhà
- Phòng chống muỗi đốt:
+ Mặc áo dài tay
+ Ngủ màn kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi.
+ Dùng rèm màn tẩm hóa chất diệt muỗi

 

Tác giả: Nguyễn Thị Xuân (TH)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây