Bình Phước ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022" trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh

Thứ ba - 21/04/2020 15:00 2277
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-BTP ngày 13/02/2020 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trong năm 2020; Công văn số 479/BTP-PBGDPL ngày 17/02/2020 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện trong năm 2020 Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022”; Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh. Ngày 01/4/2020, UBND tỉnh Bình Phước ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh.
Kế hoạch ban hành nhằm tiếp tục tổ chức và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Đề án nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở; tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo tiến độ, phù hợp với chủ trương định hướng năm 2020 của Đảng, Nhà nước và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm từng bước thực hiện các mục tiêu của Đề án.
Bên cạnh đó, Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương bám sát các nhiệm vụ trọng tâm được xác định Kế hoạch số 177/KH-UBND ngày 22/7/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, xã hội của các cơ quan, đơn vị, địa phương; các hoạt động đề ra phải đúng mục tiêu, sát với nội dung của Đề án, yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng của Đề án; lồng ghép thực hiện Đề án với các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật và hoạt động khác có liên quan đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn.
Kế hoạch đề ra các nội dung phải thực hiện trong năm 2020, bao gồm:
1. Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, điều hành.
- Tham mưu xây dựng, ban hành Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
2. Phát hành, hướng dẫn sử dụng Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở và đội ngũ tập huấn viên; các tài liệu hỗ trợ, tham khảo dành cho hòa giải viên ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
3. Tổ chức tập huấn về phương pháp, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện, hòa giải viên ở cơ sở bằng hình thức phù hợp
4. Xây dựng đội ngũ tập huấn viên, hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở
- Xây dựng, kiện toàn đội ngũ tập huấn viên cấp huyện (từ 04- 08 người/huyện) từ nguồn cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Phòng Tư pháp; cán bộ, công chức thuộc tổ chức chính trị- xã hội cấp huyện tham gia công tác hòa giải ở cơ sở; báo cáo viên pháp luật cấp huyện và các cá nhân khác có đủ khả năng, kiến thức, phương pháp để tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở
- Rà soát, đánh giá, bổ sung, thay thế hòa giải viên đối với những tổ hòa giải còn thiếu hòa giải viên hoặc có hòa giải viên hoạt động hiệu quả chưa cao; bảo đảm các tổ hòa giải đủ số lượng, thành phần, tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở
5. Thực hiện chỉ đạo điểm: Sở Tư pháp phối hợp với 03 đơn vị cấp huyện (gồm: thị xã Bình Long (02 đơn vị), huyện Bù Gia Mập (02 đơn vị), huyện Hớn Quản (02 đơn vị)) thực hiện các nội dung sau:
- Hướng dẫn rà soát, kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho hòa giải viên (tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, cấp phát Bộ tài liệu; tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm...).
- Xây dựng mô hình tổ hòa giải tiêu biểu xuất sắc.
- Hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện hòa giải các vụ việc phức tạp, tranh chấp tài sản có giá trị lớn và các trường hợp vi phạm pháp luật nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự do người bị hại tự nguyện hòa giải theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; hướng dẫn hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện thủ tục đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
- Hỗ trợ, huy động nguồn lực xã hội nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên.
- Thực hiện đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điểm; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với tổ hòa giải, hòa giải viên, cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở
- Đăng tải Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị liên quan và địa phương.
- Số hóa và đăng tải các tài liệu tập huấn, bồi dưỡng, các ấn phẩm khác về hòa giải ở cơ sở trên Trang thông tin điện tử, các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở.
7. Các nhiệm vụ, giải pháp khác
- Tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức hội nghị, giao lưu, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; trao đổi, đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh trong công tác hòa giải ở cơ sở.
- Huy động nguồn lực từ xã hội hỗ trợ hoạt động hòa giải ở cơ sở: Huy động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác hòa giải ở cơ sở theo tinh thần nâng cao trách nhiệm xã hội của tổ chức, doanh nghiệp. Khuyến khích Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh, các trung tâm tư vấn pháp luật, tổ chức hành nghề luật sư hỗ trợ tài liệu, tư vấn, tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở; vận động và tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức mình tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở.
- Kiểm tra việc thực hiện Đề án; tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng những hòa giải viên, tổ hòa giải ở cơ sở điển hình xuất sắc, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác hòa giải ở cơ sở
Trong từng nội dung và phần tổ chức thực hiện, UBND tỉnh đã giao cụ thể trách nhiệm cho từng đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời gian thực hiện để các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động triển khai thực hiện đạt kết quả cao.

Dưới đây là toàn văn Kế hoạch số 84/KH-UBND ngày 01/4/2020 về thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.

Tác giả bài viết: Kim Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây