Những điểm mới liên quan công tác chứng thực

Thứ sáu - 21/08/2020 16:01 3114
Những điểm mới liên quan công tác chứng thực
Ngày 03/3/2020 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao tử bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có có hiệu lực từ ngày 20/4/2020 (Thông tư này thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). 
Thông tư này có một số điểm mới như sau:
- Quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền; đồng thời quy định rõ các ủy quyền không thỏa mãn đủ các yếu tố theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì phải thực hiện chứng thực theo thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch.
- Đã bổ sung quy định hướng dẫn thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện việc ký hợp đồng, giao dịch trước mặt người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực tại bộ phận một cửa; công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và cũng ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch trước khi người có thẩm quyền thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Đặc biệt, Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã bổ sung, hướng dẫn mẫu lời chứng chứng thực trong trường hợp có hai người trở lên cùng khai nhận di sản thừa kế hoạch từ chối nhận di sản, quy định này cũng tương đồng với quy định về công chứng.
Trong đó, lưu ý lời chứng phải ghi ngay phía dưới chữ ký được chứng thực hoặc trang liền kề sau của trang giấy tờ, văn bản có có chữ ký được chứng thực; trường hợp lời chứng được ghi tại tờ liền sau của trang có chữ ký thì phải đóng dấu giáp lai giữa giấy tờ, văn bản chứng thực chữ ký và trang ghi lời chứng. Đồng thời, thực hiện việc lấy sổ chứng thực theo từng loại giấy tờ, văn bản được chứng thực, không lấy số chứng thực theo lượt người yêu cầu.
- Đã bổ sung quy định về xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định pháp luật. Theo đó, khi thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, cơ quan, người thực hiện chứng thực cần lưu ý:
+ Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ,… thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính. Các giấy tờ, văn bản đã được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định thì không có giá trị pháp lý.
+ Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính. Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định thì không có giá trị pháp lý.
+ Khi chứng thực trong tờ khai lý lịch cá nhân tuyệt đối không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
 Như vậy, việc ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã giải quyết được những vướng mắc, bất cập, hạn chế trong công tác chứng thực thời gian qua; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các việc về chứng thực một cách thuận lợi, thống nhất./.
 

Tác giả bài viết: Kim Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây